(Dân trí) - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thương mại điện tử hiện là thỏi nam châm thu hút nhân tài trẻ, đặc biệt là những người Việt từng học tập, làm việc ở nước ngoài trở về "bắt sóng xu hướng"...
LỜI TÒA SOẠN
Việt Nam hiện có khoảng 40.000 người đi du học nước ngoài mỗi năm, số lượng cao gấp 2,5 lần giai đoạn trước 2013. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số du học sinh. Đây luôn được xác định là nguồn nhân lực chất lượng, tiềm năng với đất nước.
Tuy nhiên, định kiến "tốt nghiệp đại học danh tiếng tại Mỹ vẫn về Việt Nam làm việc", "không ở nổi mới phải về", "du học như vậy là khoản đầu tư thất bại"... hiện là rào cản lớn với việc về nước cống hiến. Trên thực tế, ngày càng có nhiều du học sinh chọn trở về vì nhìn thấy những cơ hội, triển vọng tốt, khả năng khởi nghiệp tại Việt Nam.
Dân trí thực hiện loạt bài viết "Thế hệ kỳ lân "đi để trở về" phản ánh xu hướng ngày càng phổ biến này và bài toán thu hút, tận dụng, phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực được kỳ vọng "về để làm chủ" này.
Nơi nhiều cơ hội hơn bất cứ đâu!
Sarah Nguyen (Trang), sau 7 năm đi lại khắp nơi trên toàn cầu trong vai trò chuyên gia tư vấn chiến lược cao cấp của Bain & Company Bắc Âu, một trong ba tập đoàn tư vấn chiến lược toàn cầu có trụ sở tại Boston, Massachusetts, Mỹ, quyết định tìm kiếm một thử thách mới trong sự nghiệp.
Trở về Việt Nam cách đây 2 năm khi vừa hết dịch, Sarah lẽ ra sẽ gia nhập một kế hoạch tham vọng của Bain & Company tại thị trường Việt Nam. Nhưng cô đã thay đổi sau cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao điều hành Shopee Việt Nam, một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam, thuộc sở hữu và vận hành bởi Shopee, một công ty con của Sea Limited - "kỳ lân" công nghệ Singapore.
Trước khi quyết định trở về Việt Nam, Sarah Nguyen (Trang) có 7 năm đi lại khắp nơi trên thế giới trong vai trò chuyên gia tư vấn chiến lược cao cấp của Bain & Company Bắc Âu.
"Tôi muốn nhúng mình cọ sát đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam sau bao năm ở nước ngoài. Cách tốt nhất đó là bắt nhịp với một ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh chóng ở đây. Trước đây, tôi luôn đứng ở vai tư vấn những chiến thuật kinh doanh cho các doanh nghiệp, giờ tôi muốn đứng ở vai thực hành những chiến lược do mình nghĩ ra.
Bạn có thể thấy sự vận hành sống động của xã hội trong một môi trường mua bán tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Liệu tôi có thể áp dụng những kiến thức, kĩ năng vào bối cảnh môi trường kinh doanh tiêu dùng ở xã hội Việt Nam? Điều này khiến tôi hào hứng gia nhập ngành công nghệ thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam", Sarah Nguyen chia sẻ.
Trước đó, Sarah từng theo học MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) tại Columbia Business School, một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới thuộc Đại học Columbia, 1 trong 8 trường khối Ivy League danh giá của Mỹ. Cô cũng từng giành được học bổng toàn phần từ quỹ HSP Huygens của Chính phủ Hà Lan dành cho những sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc nhất cho khối cao học.
Với một người Việt trẻ có tri thức, năng lực toàn cầu và khả năng lãnh đạo, Việt Nam vẫn là nơi có nhiều cơ hội hơn bất cứ nơi đâu để làm những công việc hay ho, ý nghĩa với xã hộiSarah Nguyen Giám đốc Marketing và Tăng trưởng Shopee Việt NamGia nhập Shopee Việt Nam, cô là một trong những nhân sự quản lý cấp cao chủ chốt (Giám đốc Marketing và Tăng trưởng), phụ trách xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thị phần lâu dài cho Shopee, bao gồm việc lãnh đạo và giám sát chiến lược bán hàng và marketing tổng thể tăng lợi ích và trải nghiệm người dùng trên Shopee.
Điều Sarah tâm đắc nhất khi làm việc tại đây là có thể bản địa hóa những kiến thức, kinh nghiệm toàn cầu trong môi trường Việt Nam. Đơn cử như chiến thuật "người dùng trung tâm" được cô và các cộng sự áp dụng để thiết kế hàng loạt các chương trình, chính sách gia tăng trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng Việt khi mua hàng trên Shopee trong suốt năm 2024.
"Đặt khách hàng vào trung tâm của quyết định kinh doanh rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Xu hướng là các sàn thương mại điện tử ngày càng tập trung vào cải thiện trải nghiệm của người dùng - tức người mua hàng và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng tốt hơn cho họ. Điều này nhằm gia tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng, từ đó giúp người bán thúc đẩy doanh số và tăng cường năng lực cạnh tranh. Chúng tôi đã chạy thử những khảo sát từ thực tế thị trường Việt Nam về cách tiếp cận này và cho thấy tín hiệu đáp ứng khả thi", Sarah hào hứng trình bày.
Tuy nhiên, cô cho rằng, mọi thực hành cần yếu tố quyết định là năng lực dung hợp những tập quán toàn cầu của môi trường làm việc tại bản địa. Shopee là một nền tảng thương mại quốc tế với nhiều nhánh thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sự vận hành nhất quán nền tảng này theo những tập quán toàn cầu tại các thị trường giúp phát triển tài năng công nghệ địa phương nói chung, cung cấp kinh nghiệm cạnh tranh toàn cầu và đào tạo nhân lực ngay tại sân nhà.
"Một trong những điều khiến tôi thấy bản thân hòa nhập nhanh chóng ở đây đó là môi trường làm việc dựa vào dữ liệu định hướng để hỗ trợ ra các quyết định, chiến lược kinh doanh. Đây cũng là cách làm việc quen thuộc của tôi tại công ty tư vấn toàn cầu", Sarah chiêm nghiệm.
Sarah cảm thấy hạnh phúc khi trở lại Việt Nam làm việc.
Sau hai năm đầu quân, cô đã phát triển một đội ngũ chuyên môn thiện chiến tại chỗ để cùng đồng hành trong mảng hoạt động chuyên môn tại Shopee.
"Tôi gặp được những bạn trẻ thông minh, khát khao tri thức và tiếp nhận những cái mới. Các cộng sự đón nhận sự hướng dẫn của tôi và liên tục tiến bộ cả về kiến thức, kỹ năng và khả năng lãnh đạo đội nhóm để cùng nhau hợp tác học hỏi, thực hành những kiến thức, kĩ năng ứng dụng vào trong công việc. Đó là điều làm tôi hạnh phúc nhất khi trở lại Việt Nam làm việc", cô nói.
Sara nhận ra, với một người Việt trẻ có tri thức, năng lực toàn cầu và khả năng lãnh đạo, Việt Nam vẫn là nơi có nhiều cơ hội hơn bất cứ nơi đâu để làm những công việc, dự án hay ho và tạo ra tác động cho xã hội.
Cô tâm niệm: "Tôi có những khát khao phát triển sự nghiệp của mình lên một tầm cao mới. Hai năm sau khi trở về Việt Nam, tôi vẫn giữ cho mình một năng lượng tích cực và tin tưởng đi cùng những người cùng thế hệ như tôi xuất phát sự nghiệp từ trong nước nhưng thông minh, trí tuệ và máu lửa hoàn thành những công việc tạo ra những giá trị cho cuộc sống ở đây".
Đem thực tiễn Việt Nam ra "test" với thế giới
Rời Việt Nam khi 15 tuổi, Ngô Mai Nhật Huy đi một lèo 8 năm, sống và học tập ở nước ngoài - một khoảng thời gian dài đủ để thấy "cảm giác quay lại nhà rất lạ". Huy sống 3 năm tại New Zealand sau đó chuyển qua Mỹ học chuyên ngành Quản lý Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) tại Đại học Texas Christian (TCU), một trường đại học tư thục ở Fort Worth, Texas, Mỹ.
Ngô Mai Nhật Huy lấy bằng Quản lý Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) tại Đại học Texas Christian, Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp, Huy đầu quân tại công ty Deloitte Consulting ở Dallas, Texas, một doanh nghiệp tư vấn. Công ty này chuyên về tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp, tư vấn quản trị rủi ro, tư vấn kỹ thuật số như triển khai các giải pháp công nghệ thông tin và kỹ thuật số để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Mảng chuyên ngành của Huy là tư vấn về chuỗi cung ứng và vận hành, trong đó cung cấp các tư vấn tối ưu hóa hoạt động chuỗi cung ứng và quản lý vận hành để tăng cường hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp.
Câu chuyện "về Việt Nam hay ở lại Mỹ" bắt đầu trở thành một chủ đề cần suy nghĩ, cân nhắc khi Huy thấy mình cần phải hoạch định một hướng đi sự nghiệp lâu dài, nghiêm túc.
"Tôi đã tham khảo những người bạn, những người có kinh nghiệm đi trước. Có nhiều ý kiến đưa ra nhưng họ gợi ý tôi một hướng mở rất hợp lý. Đó là tại sao không thử quay về Việt Nam vì dù sao đó cũng là quê hương, sẽ có những thuận lợi nhất định. Nếu không làm được gì thì vẫn có thể quay lại Mỹ đi học hoặc làm gì đó tiếp.
5 năm sống tại Mỹ, tôi thấy mình vẫn là một người nước ngoài, khác biệt văn hóa, không có cảm giác thuộc về nơi đó. Việc trở về Việt Nam, với tôi, trở nên thôi thúc và rõ ràng hơn trước lời khuyên như vậy", Huy bộc bạch.
Trước khi quay về Việt Nam lập nghiệp, tôi không thể tưởng tượng mình sẽ thế nào. Khi quay về tôi nhận ra Việt Nam có nhiều cơ hội, con đường và lựa chọn để phát triển bản thân. Tôi lựa chọn được là chính mìnhNgô Mai Nhật Huy Shopee BrazilHuy định hướng cho mình gia nhập ngành công nghệ ngay từ đầu khi tìm việc quay về Việt Nam. Lên mạng tìm kiếm thông tin tuyển dụng, Huy để mắt tới một chương trình mang tên Global Leaders Program, một chương trình tìm kiếm và ươm mầm những tài năng trẻ muốn thử sức trong lĩnh vực thương mại điện tử và có khát vọng trở thành nhân sự nòng cốt của Shopee trong tương lai.
Ứng tuyển thành công, Huy bắt đầu "công việc đầu tiên" ở Việt Nam một cách hào hứng bởi được làm việc đúng chuyên môn theo học tại Mỹ. Sau một thời gian làm việc ở vị trí nhất định, theo chính sách của công ty, Huy được luân chuyển sang các phòng ban khác để học hỏi và mở rộng kiến thức chuyên môn. Sau 2 năm, công ty luân chuyển, đưa Huy sang địa bàn nước ngoài học hỏi kinh nghiệm 6 tháng tại Shopee Brazil.
"Từ trải nghiệm môi trường làm việc của Mỹ, rồi Việt Nam và qua Brazil, tôi nhận ra sự đa dạng khác biệt trong phong cách và văn hóa làm việc ở mỗi nơi khác nhau, sự đa dạng làm giàu nhận thức và mở mang đầu óc. Những đồng nghiệp Brazil luôn chủ động trao đổi với tôi kinh nghiệm vận hành những quy trình quản lý chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam. Thật thú vị khi có thể trao đổi những thực tiễn vận hành quản lý chuỗi cung ứng thương mại điện tử ở thị trường Việt Nam với thị trường ở nước ngoài", Nhật Huy bày tỏ.
Huy nhận xét, các đồng nghiệp Brazil rất thân thiện. Họ không chỉ học hỏi về kinh nghiệm quản lý mà còn yêu thích tìm hiểu về văn hóa châu Á và các đặc điểm thú vị về ngôn ngữ các nước như Việt Nam.
Nhìn lại hành trình đã lựa chọn, Huy nhận thấy, trước khi quay về Việt Nam lập nghiệp, cậu không thể tưởng tượng mình sẽ như thế nào trong tương lai. Nếu chọn ở lại Mỹ, Huy có một con đường thẳng đó là làm việc trong một công ty, có thu nhập, và sau đó có thể ổn định cuộc sống.
Và khi đã về, Huy nhận ra Việt Nam có nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa, con đường và lựa chọn để phát triển bản thân. "Mỗi người có một lựa chọn. Với tôi sự lựa chọn được là chính mình trong cuộc sống với những năng lượng cảm hứng không ngừng được nuôi dưỡng và tìm được nơi mình thuộc về và thấy thân thuộc quan trọng hơn", Huy bộc bạch.
"Tham gia vào tương lai của Việt Nam"
Nguyễn Hoàng Thái du học ở Singapore và Mỹ 7 năm. Tại Mỹ, Thái theo học tại Amherst College, một trong những trường đại học tư thục khai phóng cổ điển nhất và uy tín nhất của Mỹ ở Amherst, tiểu bang Massachusetts.
Tại một doanh nghiệp công nghệ "kỳ lân", những nhân sự trẻ người Việt thấy được vai trò đóng góp, kiến tạo với xã hội, với quê hương.
Thái nghĩ tới việc trở về Việt Nam và tìm việc trong ngành công nghệ từ quan sát một thực tiễn trong đại dịch Covid-19. Cách ly, giãn cách xã hội đã làm chuỗi cung ứng hàng hóa gián đoạn. Kinh tế trong đại dịch đã tạo ra khoảng cách cho những đối tượng yếu thế, đặc biệt là người nông dân buôn bán theo chuỗi cung ứng tập quán cũ và đơn giản.
Sự nhập cuộc nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử như Shopee và các ứng dụng thương mại điện tử, các trang web thương mại điện tử giúp bà con nông dân đẩy nhanh cung ứng hàng hóa, khai thông thị trường, kết nối nhanh chóng với người tiêu dùng nhờ công nghệ.
"Covid-19 cho tôi thấy hiệu ứng và vai trò của công nghệ trong chuyển đổi và cải thiện cuộc sống của người dân với kết quả có thể đong đếm ngay trước mặt. Bất chấp biến động của thời đại, công nghệ có thể giúp thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Tôi rất cảm kích trước ý nghĩa tác động này và mong muốn gia nhập ngành công nghệ để giúp tạo ra những tác động tích cực cho cuộc sống", Thái chia sẻ.
Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển và công nghệ là một trong những ngành phát triển với tốc độ nhanh chóng, nắm bắt các xu hướng toàn cầu. Trong khi đó, Chính phủ đang triển khai nhiều kế hoạch kinh tế kỹ thuật số đầy tham vọng giúp phát triển đất nước. Theo Thái, công nghệ là lĩnh vực mà chức năng của nó hiện diện và cần thiết cho mọi khía cạnh ngành nghề.
"Đối với những người trẻ, công nghệ có thể hiểu là cơ hội. Bởi, công nghệ với bản chất thay đổi liên tục dạy cho những người trẻ một kỹ năng. Đó là năng lực thích ứng sự thay đổi và thích ứng một cách nhanh chóng", Thái chia sẻ.
Tư duy toàn cầu trong môi trường làm việc ngay tại Việt Nam giúp những người trẻ thấy được vai trò đóng góp, kiến tạo của mình, thấy mình được tham gia vào tương lai của Việt Nam.Nguyễn Hoàng Thái Shopee Việt NamGia nhập Shopee làm việc, Thái cho hay tư duy toàn cầu trong môi trường làm việc ở đây giúp những người trẻ như mình thấy được vai trò đóng góp kiến tạo.
"Một vấn đề sẽ được nhìn theo nhiều chiều khác nhau. Việc giải quyết vấn đề sẽ tiếp cận theo hướng khuyến khích sự sáng tạo mà không cần đi theo công thức lối mòn, dập khuôn. Mỗi cá nhân chúng tôi có quyền đề xuất cách tiếp cận tối ưu và hiệu quả, miễn sao cách tiếp cận đó đi đến kết quả cuối cùng tốt", Thái nói.
Thêm vào đó, điều khiến Thái cảm thấy kỳ vọng về sự đóng góp khi quay trở lại Việt Nam, thành mắt xích của một nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Đông Nam Á, cho phép nhân lực tại chỗ như anh tham gia vào tương lai của Việt Nam, nhất là kỳ vọng một ngày không xa, có thể mang những sản phẩm "Made in Vietnam" đi xuyên biên giới. Điều đó giống như, dù sự dịch chuyển tri thức, kinh nghiệm toàn cầu đi theo hướng nào, chỉ cần có cơ hội và môi trường, những người quay trở về luôn thấy đất nước thực sự là tương lai của chính họ.
Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ và nền tảng số. Trong đó, kinh tế số bao gồm 3 cấu phần chính, trong đó kinh tế số ngành là một trụ cột. Một trong những lĩnh vực trọng điểm thuộc kinh tế số ngành là thương mại điện tử.
Theo Chiến lược, phát triển doanh nghiệp số là một trong những nhiệm vụ quan trọng phát triển nền móng kinh tế số của Việt Nam. Từ góc độ cơ hội, người Việt trẻ đang có nhiều không gian mở để nhúng mình trong xu hướng kinh tế số hóa và xã hội số hóa của đất nước.
Lao động - Việc làm"Thánh địa" công nghệ thành nam châm hút nhân tài Việt
(Dân trí) - Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thương mại điện tử hiện là thỏi nam châm thu hút nhân tài trẻ, đặc biệt là những người Việt từng học tập, làm việc ở nước ngoài trở về "bắt sóng xu hướng"...
LỜI TÒA SOẠN
Việt Nam hiện có khoảng 40.000 người đi du học nước ngoài mỗi năm, số lượng cao gấp 2,5 lần giai đoạn trước 2013. Việt Nam cũng là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về số du học sinh. Đây luôn được xác định là nguồn nhân lực chất lượng, tiềm năng với đất nước.
Tuy nhiên, định kiến "tốt nghiệp đại học danh tiếng tại Mỹ vẫn về Việt Nam làm việc", "không ở nổi mới phải về", "du học như vậy là khoản đầu tư thất bại"... hiện là rào cản lớn với việc về nước cống hiến. Trên thực tế, ngày càng có nhiều du học sinh chọn trở về vì nhìn thấy những cơ hội, triển vọng tốt, khả năng khởi nghiệp tại Việt Nam.
Dân trí thực hiện loạt bài viết "Thế hệ kỳ lân "đi để trở về" phản ánh xu hướng ngày càng phổ biến này và bài toán thu hút, tận dụng, phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực được kỳ vọng "về để làm chủ" này.
Nơi nhiều cơ hội hơn bất cứ đâu!
Sarah Nguyen (Trang), sau 7 năm đi lại khắp nơi trên toàn cầu trong vai trò chuyên gia tư vấn chiến lược cao cấp của Bain & Company Bắc Âu, một trong ba tập đoàn tư vấn chiến lược toàn cầu có trụ sở tại Boston, Massachusetts, Mỹ, quyết định tìm kiếm một thử thách mới trong sự nghiệp.
Trở về Việt Nam cách đây 2 năm khi vừa hết dịch, Sarah lẽ ra sẽ gia nhập một kế hoạch tham vọng của Bain & Company tại thị trường Việt Nam. Nhưng cô đã thay đổi sau cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao điều hành Shopee Việt Nam, một trong những nền tảng mua sắm trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam, thuộc sở hữu và vận hành bởi Shopee, một công ty con của Sea Limited - "kỳ lân" công nghệ Singapore.
Trước khi quyết định trở về Việt Nam, Sarah Nguyen (Trang) có 7 năm đi lại khắp nơi trên thế giới trong vai trò chuyên gia tư vấn chiến lược cao cấp của Bain & Company Bắc Âu.
"Tôi muốn nhúng mình cọ sát đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam sau bao năm ở nước ngoài. Cách tốt nhất đó là bắt nhịp với một ngành nghề có tốc độ phát triển nhanh chóng ở đây. Trước đây, tôi luôn đứng ở vai tư vấn những chiến thuật kinh doanh cho các doanh nghiệp, giờ tôi muốn đứng ở vai thực hành những chiến lược do mình nghĩ ra.
Bạn có thể thấy sự vận hành sống động của xã hội trong một môi trường mua bán tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Liệu tôi có thể áp dụng những kiến thức, kĩ năng vào bối cảnh môi trường kinh doanh tiêu dùng ở xã hội Việt Nam? Điều này khiến tôi hào hứng gia nhập ngành công nghệ thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam", Sarah Nguyen chia sẻ.
Trước đó, Sarah từng theo học MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) tại Columbia Business School, một trong những trường kinh doanh hàng đầu thế giới thuộc Đại học Columbia, 1 trong 8 trường khối Ivy League danh giá của Mỹ. Cô cũng từng giành được học bổng toàn phần từ quỹ HSP Huygens của Chính phủ Hà Lan dành cho những sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc nhất cho khối cao học.
Với một người Việt trẻ có tri thức, năng lực toàn cầu và khả năng lãnh đạo, Việt Nam vẫn là nơi có nhiều cơ hội hơn bất cứ nơi đâu để làm những công việc hay ho, ý nghĩa với xã hộiSarah Nguyen Giám đốc Marketing và Tăng trưởng Shopee Việt NamGia nhập Shopee Việt Nam, cô là một trong những nhân sự quản lý cấp cao chủ chốt (Giám đốc Marketing và Tăng trưởng), phụ trách xây dựng và thực thi chiến lược phát triển thị phần lâu dài cho Shopee, bao gồm việc lãnh đạo và giám sát chiến lược bán hàng và marketing tổng thể tăng lợi ích và trải nghiệm người dùng trên Shopee.
Điều Sarah tâm đắc nhất khi làm việc tại đây là có thể bản địa hóa những kiến thức, kinh nghiệm toàn cầu trong môi trường Việt Nam. Đơn cử như chiến thuật "người dùng trung tâm" được cô và các cộng sự áp dụng để thiết kế hàng loạt các chương trình, chính sách gia tăng trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng Việt khi mua hàng trên Shopee trong suốt năm 2024.
"Đặt khách hàng vào trung tâm của quyết định kinh doanh rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Xu hướng là các sàn thương mại điện tử ngày càng tập trung vào cải thiện trải nghiệm của người dùng - tức người mua hàng và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng tốt hơn cho họ. Điều này nhằm gia tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng, từ đó giúp người bán thúc đẩy doanh số và tăng cường năng lực cạnh tranh. Chúng tôi đã chạy thử những khảo sát từ thực tế thị trường Việt Nam về cách tiếp cận này và cho thấy tín hiệu đáp ứng khả thi", Sarah hào hứng trình bày.
Tuy nhiên, cô cho rằng, mọi thực hành cần yếu tố quyết định là năng lực dung hợp những tập quán toàn cầu của môi trường làm việc tại bản địa. Shopee là một nền tảng thương mại quốc tế với nhiều nhánh thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sự vận hành nhất quán nền tảng này theo những tập quán toàn cầu tại các thị trường giúp phát triển tài năng công nghệ địa phương nói chung, cung cấp kinh nghiệm cạnh tranh toàn cầu và đào tạo nhân lực ngay tại sân nhà.
"Một trong những điều khiến tôi thấy bản thân hòa nhập nhanh chóng ở đây đó là môi trường làm việc dựa vào dữ liệu định hướng để hỗ trợ ra các quyết định, chiến lược kinh doanh. Đây cũng là cách làm việc quen thuộc của tôi tại công ty tư vấn toàn cầu", Sarah chiêm nghiệm.
Sarah cảm thấy hạnh phúc khi trở lại Việt Nam làm việc.
Sau hai năm đầu quân, cô đã phát triển một đội ngũ chuyên môn thiện chiến tại chỗ để cùng đồng hành trong mảng hoạt động chuyên môn tại Shopee.
"Tôi gặp được những bạn trẻ thông minh, khát khao tri thức và tiếp nhận những cái mới. Các cộng sự đón nhận sự hướng dẫn của tôi và liên tục tiến bộ cả về kiến thức, kỹ năng và khả năng lãnh đạo đội nhóm để cùng nhau hợp tác học hỏi, thực hành những kiến thức, kĩ năng ứng dụng vào trong công việc. Đó là điều làm tôi hạnh phúc nhất khi trở lại Việt Nam làm việc", cô nói.
Sara nhận ra, với một người Việt trẻ có tri thức, năng lực toàn cầu và khả năng lãnh đạo, Việt Nam vẫn là nơi có nhiều cơ hội hơn bất cứ nơi đâu để làm những công việc, dự án hay ho và tạo ra tác động cho xã hội.
Cô tâm niệm: "Tôi có những khát khao phát triển sự nghiệp của mình lên một tầm cao mới. Hai năm sau khi trở về Việt Nam, tôi vẫn giữ cho mình một năng lượng tích cực và tin tưởng đi cùng những người cùng thế hệ như tôi xuất phát sự nghiệp từ trong nước nhưng thông minh, trí tuệ và máu lửa hoàn thành những công việc tạo ra những giá trị cho cuộc sống ở đây".
Đem thực tiễn Việt Nam ra "test" với thế giới
Rời Việt Nam khi 15 tuổi, Ngô Mai Nhật Huy đi một lèo 8 năm, sống và học tập ở nước ngoài - một khoảng thời gian dài đủ để thấy "cảm giác quay lại nhà rất lạ". Huy sống 3 năm tại New Zealand sau đó chuyển qua Mỹ học chuyên ngành Quản lý Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) tại Đại học Texas Christian (TCU), một trường đại học tư thục ở Fort Worth, Texas, Mỹ.
Ngô Mai Nhật Huy lấy bằng Quản lý Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) tại Đại học Texas Christian, Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp, Huy đầu quân tại công ty Deloitte Consulting ở Dallas, Texas, một doanh nghiệp tư vấn. Công ty này chuyên về tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp, tư vấn quản trị rủi ro, tư vấn kỹ thuật số như triển khai các giải pháp công nghệ thông tin và kỹ thuật số để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Mảng chuyên ngành của Huy là tư vấn về chuỗi cung ứng và vận hành, trong đó cung cấp các tư vấn tối ưu hóa hoạt động chuỗi cung ứng và quản lý vận hành để tăng cường hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp.
Câu chuyện "về Việt Nam hay ở lại Mỹ" bắt đầu trở thành một chủ đề cần suy nghĩ, cân nhắc khi Huy thấy mình cần phải hoạch định một hướng đi sự nghiệp lâu dài, nghiêm túc.
"Tôi đã tham khảo những người bạn, những người có kinh nghiệm đi trước. Có nhiều ý kiến đưa ra nhưng họ gợi ý tôi một hướng mở rất hợp lý. Đó là tại sao không thử quay về Việt Nam vì dù sao đó cũng là quê hương, sẽ có những thuận lợi nhất định. Nếu không làm được gì thì vẫn có thể quay lại Mỹ đi học hoặc làm gì đó tiếp.
5 năm sống tại Mỹ, tôi thấy mình vẫn là một người nước ngoài, khác biệt văn hóa, không có cảm giác thuộc về nơi đó. Việc trở về Việt Nam, với tôi, trở nên thôi thúc và rõ ràng hơn trước lời khuyên như vậy", Huy bộc bạch.
Trước khi quay về Việt Nam lập nghiệp, tôi không thể tưởng tượng mình sẽ thế nào. Khi quay về tôi nhận ra Việt Nam có nhiều cơ hội, con đường và lựa chọn để phát triển bản thân. Tôi lựa chọn được là chính mìnhNgô Mai Nhật Huy Shopee BrazilHuy định hướng cho mình gia nhập ngành công nghệ ngay từ đầu khi tìm việc quay về Việt Nam. Lên mạng tìm kiếm thông tin tuyển dụng, Huy để mắt tới một chương trình mang tên Global Leaders Program, một chương trình tìm kiếm và ươm mầm những tài năng trẻ muốn thử sức trong lĩnh vực thương mại điện tử và có khát vọng trở thành nhân sự nòng cốt của Shopee trong tương lai.
Ứng tuyển thành công, Huy bắt đầu "công việc đầu tiên" ở Việt Nam một cách hào hứng bởi được làm việc đúng chuyên môn theo học tại Mỹ. Sau một thời gian làm việc ở vị trí nhất định, theo chính sách của công ty, Huy được luân chuyển sang các phòng ban khác để học hỏi và mở rộng kiến thức chuyên môn. Sau 2 năm, công ty luân chuyển, đưa Huy sang địa bàn nước ngoài học hỏi kinh nghiệm 6 tháng tại Shopee Brazil.
"Từ trải nghiệm môi trường làm việc của Mỹ, rồi Việt Nam và qua Brazil, tôi nhận ra sự đa dạng khác biệt trong phong cách và văn hóa làm việc ở mỗi nơi khác nhau, sự đa dạng làm giàu nhận thức và mở mang đầu óc. Những đồng nghiệp Brazil luôn chủ động trao đổi với tôi kinh nghiệm vận hành những quy trình quản lý chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam. Thật thú vị khi có thể trao đổi những thực tiễn vận hành quản lý chuỗi cung ứng thương mại điện tử ở thị trường Việt Nam với thị trường ở nước ngoài", Nhật Huy bày tỏ.
Huy nhận xét, các đồng nghiệp Brazil rất thân thiện. Họ không chỉ học hỏi về kinh nghiệm quản lý mà còn yêu thích tìm hiểu về văn hóa châu Á và các đặc điểm thú vị về ngôn ngữ các nước như Việt Nam.
Nhìn lại hành trình đã lựa chọn, Huy nhận thấy, trước khi quay về Việt Nam lập nghiệp, cậu không thể tưởng tượng mình sẽ như thế nào trong tương lai. Nếu chọn ở lại Mỹ, Huy có một con đường thẳng đó là làm việc trong một công ty, có thu nhập, và sau đó có thể ổn định cuộc sống.
Và khi đã về, Huy nhận ra Việt Nam có nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa, con đường và lựa chọn để phát triển bản thân. "Mỗi người có một lựa chọn. Với tôi sự lựa chọn được là chính mình trong cuộc sống với những năng lượng cảm hứng không ngừng được nuôi dưỡng và tìm được nơi mình thuộc về và thấy thân thuộc quan trọng hơn", Huy bộc bạch.
"Tham gia vào tương lai của Việt Nam"
Nguyễn Hoàng Thái du học ở Singapore và Mỹ 7 năm. Tại Mỹ, Thái theo học tại Amherst College, một trong những trường đại học tư thục khai phóng cổ điển nhất và uy tín nhất của Mỹ ở Amherst, tiểu bang Massachusetts.
Tại một doanh nghiệp công nghệ "kỳ lân", những nhân sự trẻ người Việt thấy được vai trò đóng góp, kiến tạo với xã hội, với quê hương.
Thái nghĩ tới việc trở về Việt Nam và tìm việc trong ngành công nghệ từ quan sát một thực tiễn trong đại dịch Covid-19. Cách ly, giãn cách xã hội đã làm chuỗi cung ứng hàng hóa gián đoạn. Kinh tế trong đại dịch đã tạo ra khoảng cách cho những đối tượng yếu thế, đặc biệt là người nông dân buôn bán theo chuỗi cung ứng tập quán cũ và đơn giản.
Sự nhập cuộc nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử như Shopee và các ứng dụng thương mại điện tử, các trang web thương mại điện tử giúp bà con nông dân đẩy nhanh cung ứng hàng hóa, khai thông thị trường, kết nối nhanh chóng với người tiêu dùng nhờ công nghệ.
"Covid-19 cho tôi thấy hiệu ứng và vai trò của công nghệ trong chuyển đổi và cải thiện cuộc sống của người dân với kết quả có thể đong đếm ngay trước mặt. Bất chấp biến động của thời đại, công nghệ có thể giúp thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Tôi rất cảm kích trước ý nghĩa tác động này và mong muốn gia nhập ngành công nghệ để giúp tạo ra những tác động tích cực cho cuộc sống", Thái chia sẻ.
Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển và công nghệ là một trong những ngành phát triển với tốc độ nhanh chóng, nắm bắt các xu hướng toàn cầu. Trong khi đó, Chính phủ đang triển khai nhiều kế hoạch kinh tế kỹ thuật số đầy tham vọng giúp phát triển đất nước. Theo Thái, công nghệ là lĩnh vực mà chức năng của nó hiện diện và cần thiết cho mọi khía cạnh ngành nghề.
"Đối với những người trẻ, công nghệ có thể hiểu là cơ hội. Bởi, công nghệ với bản chất thay đổi liên tục dạy cho những người trẻ một kỹ năng. Đó là năng lực thích ứng sự thay đổi và thích ứng một cách nhanh chóng", Thái chia sẻ.
Tư duy toàn cầu trong môi trường làm việc ngay tại Việt Nam giúp những người trẻ thấy được vai trò đóng góp, kiến tạo của mình, thấy mình được tham gia vào tương lai của Việt Nam.Nguyễn Hoàng Thái Shopee Việt NamGia nhập Shopee làm việc, Thái cho hay tư duy toàn cầu trong môi trường làm việc ở đây giúp những người trẻ như mình thấy được vai trò đóng góp kiến tạo.
"Một vấn đề sẽ được nhìn theo nhiều chiều khác nhau. Việc giải quyết vấn đề sẽ tiếp cận theo hướng khuyến khích sự sáng tạo mà không cần đi theo công thức lối mòn, dập khuôn. Mỗi cá nhân chúng tôi có quyền đề xuất cách tiếp cận tối ưu và hiệu quả, miễn sao cách tiếp cận đó đi đến kết quả cuối cùng tốt", Thái nói.
Thêm vào đó, điều khiến Thái cảm thấy kỳ vọng về sự đóng góp khi quay trở lại Việt Nam, thành mắt xích của một nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Đông Nam Á, cho phép nhân lực tại chỗ như anh tham gia vào tương lai của Việt Nam, nhất là kỳ vọng một ngày không xa, có thể mang những sản phẩm "Made in Vietnam" đi xuyên biên giới. Điều đó giống như, dù sự dịch chuyển tri thức, kinh nghiệm toàn cầu đi theo hướng nào, chỉ cần có cơ hội và môi trường, những người quay trở về luôn thấy đất nước thực sự là tương lai của chính họ.
Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ và nền tảng số. Trong đó, kinh tế số bao gồm 3 cấu phần chính, trong đó kinh tế số ngành là một trụ cột. Một trong những lĩnh vực trọng điểm thuộc kinh tế số ngành là thương mại điện tử.
Theo Chiến lược, phát triển doanh nghiệp số là một trong những nhiệm vụ quan trọng phát triển nền móng kinh tế số của Việt Nam. Từ góc độ cơ hội, người Việt trẻ đang có nhiều không gian mở để nhúng mình trong xu hướng kinh tế số hóa và xã hội số hóa của đất nước.
Đăng thảo luận