Ngày Thần Tài cúng gì? Đây là vấn đề mà các gia chủ cần đặc biệt quan tâm. Theo quan niệm phong thủy, Thần Tài là người mang lại may mắn và tài lộc cho chúng ta. Do vậy, ngày Thần Tài gia chủ cần chuẩn bị cúng lễ chu đáo nhằm mong vận may và tài lộc sẽ đến với gia đình mình. Trong bài viết dưới đây, Đá quý Việt Lào sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích về những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi nhé!
Thổ Địa – Thần Tài là ai?
Thổ Địa hay còn được gọi là Ông Địa, chính là một trong hai vị Thần (cùng với Thần Tài) được nhiều gia đình người Việt Nam thờ tự trong nhà. Tục thờ Thổ Địa, Thần Tài cũng là một nét văn hóa tín ngưỡng đẹp từ xa xưa.
Thổ Địa là vị Thần cai quản mảnh đất mà mỗi gia đình đang sinh sống. Ông thường được biết tới với hình ảnh là một ông lão có chiếc bụng to, tay cầm quạt và luôn mang vẻ mặt rất hiền lành và hồn hậu.
Thần Tài là vị Thần giúp trông coi và đem tới tiền bạc hay sự may mắn về mặt kinh tế cho các gia đình. Thần Tài thường được biết tới với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, tay có cầm thỏi vàng và khuôn mặt cũng rất nhân từ và phúc hậu.
Ngày vía Thần Tài là gì? Cúng thần tài vào giờ nào?
Ngày vía thần tài là ngày người dân sắm sanh đồ cũng lễ vật dâng lên ban thờ thần Tài để lấy may. Theo quan niệm dân gian thì ngày vía thần tài là ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Cúng thần tài trong ngày này, kết hợp mua vàng lấy may sẽ giúp bạn có một năm buôn bán đầy tài lộc và buôn may bán đắt.
Một số chuyên gia phong thủy cho rằng nên thắp hương Thần tài vào buổi sáng trong khoảng từ 7 – 9h (giờ Thìn) là đẹp nhất. Trước khi cúng Thần Tài nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận.
Với các người kinh doanh thì người ta thờ thần tài quanh năm. Trong ngày này sẽ diễn ra các hoạt động thờ cúng, mua vàng và thụ lộc… Để cầu mong cho một năm mới tiền tài như nước.
Ngày thần tài cúng gì? Lễ vật cúng thần tài mùng 10 hàng tháng
Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày Thần Tài. Song ngày thiết yếu nhất vẫn là ngày 10 tháng Giêng, gia chủ làm ăn kinh doanh nên chú tâm chuẩn bị cho mâm cúng đủ đầy để Thần Tài gõ cửa.
Lễ cúng mặn
Ngày thần tài cúng gì? Lễ cúng mặn ngày vía Thần Tài sẽ bao gồm 5 loại trái cây (trong đó có trái dừa), 1 bình bông thọ, 2 điếu thuốc, 5 cây nhang, muối hột và 2 đèn cầy, gạo, 2 miếng vàng bạc đại, bộ tam sên gồm: 1 quả trứng gà hoặc vịt và 1 miếng thịt lợn, 1 con cua hoặc tôm, luộc toàn bộ. Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món cua biển, lợn quay và chuối chín vàng.
Lễ cúng chay
Ngày thần tài cúng gì? Lễ cúng chay ngày vía thần tài gồm: 5 loại trái cây (trong đó có trái dừa), 1 bình bông thọ, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, muối hột, gạo và 2 miếng vàng bạc đại. Các loại bánh chay: bánh tét, bánh ít hay bánh ngọt…
Thực tế cúng thần Tài cũng cần như chuẩn bị đầy đủ cúng 30 Tết nên bạn không cần phải quá lo lắng. Hiện giờ bạn có thể mua những loại thực phẩm chay ngon tại nhiều cửa hàng rất tiện lợi.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, khi cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
Dưới đây là gợi ý mâm cỗ đơn giản để giải đáp vấn đề ngày thần tài cúng gì:
- Lợn quay: 300g
- Trứng: 3 quả
- Tôm: 100g
- Hoa cúc, rượu và vàng giấy…
- Tôm luộc và trứng luộc
Ngoài ra thì mâm cúng Thần Tài ngày vía Thần Tài (mồng 10 tháng Giêng) cần phải có rượu, hoa cúc và vàng giấy. Một đĩa tỏi sống từ 5 củ trở lên. Một đĩa sâu lòng đựng nước và thả cánh hoa để “tụ khí”.
Tại miền Nam thì ngày vía Thần Tài, người kinh doanh chuẩn bị thêm món cá lóc nướng để cúng, hoặc có nơi cúng cua, mía thay cho cá lóc.
Có thể đặt miếng vàng vừa mua ở tiệm đúng ngày Thần tài để lên mâm cúng Thần Tài, cầu mong tài lộc và làm ăn phát đạt cả năm. Mâm cúng Thần Tài cũng cần có đèn sáng hoặc nến, nước sạch.
Cách bày trí lễ vật cúng thần tài mùng 10 hàng tháng
Cách bài trí lễ vật cúng thần tài mùng 10 hàng tháng không quá khó và phức tạp nhưng cần chỉn chu. Cùng chúng tôi xem cách bày trí lễ sau đây:
Trước khi bài trí bạn cần lau dọn ban thờ và chuẩn bị lễ vật thờ cúng để cảm ơn thần tài phù hộ. Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, bạn xếp đặt như sau:
- Bạn đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối, 3 chén nước đầy ở giữa ông thần tài và thổ địa.
- Bát nhang khi lau dọn và bài trí cần cẩn thận không để di dịch khiến gia chủ gặp nhiều trục trặc. Bạn có thể dán chặt bát nhang xuống ban thờ hoặc dùng tay đỡ bát nhang khi lau dọn.
- Bạn đặt lọ hoa ở bên tay phải và đĩa trái cây ở bên tay trái, trầu, cau đặt phía trước lọ hoa.
Nếu ban thờ có Cóc thiềm thờ tượng trưng cho tài lộc bạn bài trí phía bên trái, phía trước thần tài. Theo nhiều quan niệm thì Cóc sáng quay ra và tối quay vào. Cũng có quan niệm không nên xê dịch cóc 3 chân mà nên để cố định theo hương quay vào. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phong tục địa phương để đặt cho thích hợp.
Ngoài ra, bạn nên đặt một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước rồi ngắt cánh hoa trải trên mặt nước tượng trưng cho tài lộc dồi dào.
Văn khấn lễ cúng Thần tài chuẩn nhất
Lễ cúng thần tài bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng thì văn khấn cũng rất quan trọng. Dưới đây là bài văn khấn bạn có thể tìm hiểu:
Trên đây là những chia sẻ của Đá quý Việt Lào về ngày Thần Tài cúng gì. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm cho mình những kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.
Xem thêm: Ngày Thần Tài nên mua gì