Theo quyết định, tổng giá gói thầu gần 720 triệu đồng từ ngân sách nhà nước. Với hạng mục chính là nâng cấp, cải tạo sân đường nội bộ gần 700 triệu đồng, do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư.
Nguồn vốn thực hiện được lấy từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Ngôi sa-la của chùa Cao Dân đang bị xuống cấp.
Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho hay do điều kiện ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, Sở cân đối đến đâu sẽ hỗ trợ đến đó và phần còn lại do Ban Quản trị của chùa vận động từ các nguồn khác.
“Mục tiêu của chúng tôi là tu bổ các hạng mục còn lại trong năm tới. Để rồi, nơi đây vừa là di tích, vừa là điểm du lịch trên tuyến quốc lộ 63 kết nối từ trung tâm TP. Cà Mau đến chùa Cao Dân, rồi Đền thờ Vua Hùng và Đền thờ Bác Hồ”, ông Hùng thông tin.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh cũng có văn bản đề nghị UBND huyện Thới Bình chỉ đạo bộ phận chuyên môn kiểm tra, làm rõ báo chí phản ánh việc xuống cấp một số hạng mục của di tích lịch sử Chùa Cao Dân.
Nếu có xuống cấp, sở đề nghị UBND huyện Thới Bình có giải pháp, biện pháp khắc phục, trùng tu, sửa chữa… nhằm đảm bảo các hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer nhân lễ Sen Dolta.
Sân đường nội bộ của di tích sẽ được nâng cấp.
Trước đó, như Tiền Phong thông tin di tích lịch sử quốc gia chùa Cao Dân hiện tại đang có dấu hiệu xuống cấp. Mái ngói của ngôi sa-la đã bị mục, hư hỏng, dột nhiều và khung sắt cửa sổ đều bị hoen rỉ, xuống cấp nặng... gây lo ngại về an toàn khi phật tử tới chùa.
Bậc thềm Tháp cố Hòa Thượng Hữu Nhem dù được tu sửa, nhưng vẫn bị xuống cấp, nền bị lún. Sân chùa, đường nội bộ thường xuyên ngập nước, bong tróc… ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, nhất là lễ Sen Dolta đang cận kề.
Chùa Cao Dân được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 2017. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Ban Quản trị cùng các chư tăng, phật tử của chùa gắn bó mật thiết với cách mạng.
Chùa Cao Dân là cơ sở bí mật của cách mạng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Hòa thượng Hữu Nhem, nguyên trụ trì chùa đã viên tịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng khu Tây Nam Bộ.
Di tích lịch sử quốc gia ở Cà Mau xập xệ, xuống cấp 25/08/2024 Di tích lịch sử hơn trăm tuổi kêu cứu 18/08/2024 Cây đa di tích lịch sử hơn 300 tuổi bị gãy đổ 04/08/2024Văn hóa
Nguyên nhân bà Xuân Hòa - chủ phòng trà Tiếng Xưa - đột ngột qua đời
Văn hóa
Biệt thự 100 tuổi trong phim 'Người đẹp Tây Đô' trước nguy cơ bị xóa sổ
Văn hóa
12 tỷ đồng để nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Văn hóa
Làm thiện nguyện chuyên nghiệp
Văn hóa
Đăng thảo luận
2024-10-30 17:25:17 · 来自106.91.36.222回复
2024-10-30 17:35:10 · 来自121.76.181.182回复
2024-10-30 17:45:06 · 来自171.11.128.116回复
2024-10-30 17:55:09 · 来自121.76.248.250回复
2024-10-30 18:05:12 · 来自222.88.161.70回复
2024-10-30 18:14:59 · 来自139.205.201.236回复
2024-10-30 18:25:03 · 来自61.236.99.45回复
2024-10-30 18:35:02 · 来自106.80.229.232回复