TP - Theo các doanh nghiệp dệt may, da giày, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tuy nhiên, hành trình tự chủ nguyên, phụ liệu đòi hỏi phải vượt qua rất nhiều thách thức.

Chia sẻ tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024 vừa được Bộ Công Thương tổ chức, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, sau 8 tháng, dệt may ước đạt xuất khẩu 28 tỷ USD. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 sẽ vượt trên 44 tỷ USD. Việc hình thành trung tâm nguyên phụ liệu với ngành dệt may là vấn đề cần xúc tiến sớm để doanh nghiệp tự chủ nguyên liệu, dù đây không phải mới.

 Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第1张

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên (thứ 3 từ trái sang) tại buổi làm việc với các doanh nghiệp dệt may, da giày. Ảnh: Nguyễn Bằng

Theo ông Cẩm, thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành đã xúc tiến lập các trung tâm nguyên phụ liệu nhưng việc triển khai chưa thành công. Năm 2004, Vinatex đã có đề xuất gửi Bộ Công Thương làm 2 trung tâm nhưng chưa thành hiện thực. Cty May Sài Gòn 2 cũng dành hẳn 1 xưởng để làm trung tâm nguyên phụ liệu nhưng sau vài tháng phải đóng cửa do không hiệu quả.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, Dệt may và Da giầy là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng qua các năm, mức tăng bình quân trên 10%/năm.

“Các trung tâm đó không thành công do sự vào cuộc của các bộ ngành, địa phương không đồng bộ. Nói giao đất nhưng thời gian rất lâu. Với dệt may, đến nay sản xuất nguyên phụ liệu, đặc biệt là vải rất yếu. Việc sản xuất vải để đưa vào trung tâm để trưng bày chưa thực hiện được do vải không có, doanh nghiệp quan tâm cũng ít. Tỷ lệ gia công cao nên khách hàng thường chỉ định lấy nguồn nguyên phụ liệu ở nước ngoài khi đặt hàng. Đây là vấn đề khiến các trung tâm nguyên phụ liệu chưa thành công”, ông Cẩm phân tích.

Từ kinh nghiệm triển khai của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, ông Cẩm kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, nguồn lực, đất đai giúp các doanh nghiệp ổn định đầu tư, chuyển giao công nghệ cũng như đẩy mạnh việc giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để hỗ trợ các trung tâm nguyên phụ liệu phát triển.

“Ở Hàn Quốc có trung tâm thời trang do nhà nước hỗ trợ kinh phí 100%. Tương tự, Đài Loan (Trung Quốc) cũng có trung tâm thời trang được nhà nước hỗ trợ về thiết kế. Trung Quốc thì có những trung tâm nguyên phụ liệu rất lớn do đây là thế mạnh của họ. Cần cơ chế về cấp đất đai, có hỗ trợ kinh phí từ nhà nước và làm rõ cơ chế cho trung tâm hoạt động”, ông Cẩm nói.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da Giầy, Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, năm 2024, ngành da giày dự kiến đạt kim ngạch 26-27 tỷ USD. Ngành có đặc thù là thặng dư thương mại rất lớn do nguyên phụ liệu trong nước hiện đạt trên 50%. Các Cty có quy mô từ 3.000-5.000 công nhân đều đang sản xuất theo hướng ODM (có trung tâm nghiên cứu phát triển).

“Giai đoạn tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững. Cần phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch”, ông Thuấn cho hay. Ông kiến nghị xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương.

Giải bài toán tự chủ cung ứng nguyên, phụ liệu

Theo ông Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may - da giầy chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, nhưng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế. Hơn 60% giá trị xuất khẩu dệt may thuộc doanh nghiệp FDI dù số DN FDI chỉ chiếm 24% số lượng doanh nghiệp cả ngành. Với ngành da giầy, doanh nghiệp FDI chiếm gần 80% về kim ngạch xuất khẩu dù cũng chỉ chiếm gần 30% về số lượng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ngành dệt may - da giầy Việt Nam vẫn tập trung ở khâu gia công, tạo giá trị gia tăng thấp. Nguồn nguyên, vật liệu và phụ kiện chủ yếu nhập khẩu từ thị trường ngoài nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN khác).

“Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình hình phát triển chung của toàn ngành thời gian tới, khi nhiều quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ, EU) hướng tới mục tiêu Net Zero 2050 đang đặt ra các quy định khắt khe về kiểm soát nguồn cung, bắt buộc sản phẩm đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối cao”, lãnh đạo Cục Công nghiệp cho hay. Ông cho rằng, hiện nay để mặt hàng dệt may - da giầy tận dụng lợi thế về miễn giảm thuế nhập khẩu vào các thị trường Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (như EVFTA). Việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may - da giày là rất cần thiết.

 Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第2张 Hàng trăm doanh nghiệp thời trang, dệt may, da giày đến Việt Nam tìm nhà cung ứng 28/05/2024  Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第3张 Ngành giày da, dệt may: Thay đổi để giữ thị trường 20/05/2024 Phạm Tuyên Xem nhiều

Kinh tế

Thống nhất nghỉ Tết 9 ngày, vì sao nhiều nơi kéo dài 11 hôm?

Kinh tế

Giá vàng nhẫn mỗi ngày một kỷ lục mới

Kinh tế

Rao bán tòa nhà Landmark 72 cao 'chọc trời' Hà Nội

Kinh tế

Vụ việc nào bị kiểm toán chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra?

Xã hội

Cận cảnh Phân khu Đổi mới sáng tạo rộng hơn 3.770 ha của Đà Nẵng
Tin liên quan  Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第4张

Lý giải nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày chưa như kỳ vọng

 Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第5张

Ngành may mặc, da giày Việt Nam thích ứng với khó khăn thế nào?

MỚI - NÓNG  Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第6张
Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương.  Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第7张
Sạt lở tại đê tả sông Hồng, hàng trăm mét vuông đất làng gốm cổ ở Hà Nội bị cuốn trôi
Nhịp sống Thủ đô TPO - Do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nước lũ lên, tình trạng mưa nhiều kéo dài, trong một tháng qua xảy ra nhiều vụ sạt lở liên tiếp tại làng gốm cổ xã Kim Lan (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cuốn trôi hàng trăm mét vuông đất.  Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ quan quản lý 第8张
Nữ chuyên viên có quan hệ 'khủng' trong vụ Việt Á bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ hai
Pháp luật TPO - Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu Trưởng ban Kế hoạch Marketing, NXB Giáo dục, đã nhận án 30 tháng tù trong vụ Việt Á và giờ đây tiếp tục bị đề nghị truy tố do vi phạm quy định đấu thầu. Bà Thủy từng giúp Cty Việt Á nhiều việc 'khó'; thậm chí tác động ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế tới dự sự kiện do nữ chuyên viên này 'set up'.