Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã chứng khoán: DAG), có hiệu lực từ 22/10.
Lý do bị hủy niêm yết là Nhựa Đông Á đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, thuộc trường hợp bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.
Cổ phiếu DAG của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á bị hủy niêm yết từ 22/10.
Số lượng cổ phiếu DAG bị hủy niêm yết là hơn 60,3 triệu cổ phiếu với giá trị tính theo mệnh giá là 603,1 tỷ đồng. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu DAG tại HoSE là 14/8, do đang bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 15/8.
Trước đó, HoSE đã có văn bản gửi đến Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á thông báo về việc sẽ xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu DAG. Quyết định này của HoSE được căn cứ vào các quy định tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020, đồng thời căn cứ vào ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
HoSE cho rằng kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch đến nay, các vi phạm công bố thông tin của Nhựa Đông Á chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Hồi giữa năm 2023, cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á bị đưa vào diện cảnh báo do nộp chậm báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Đến ngày 2/11/2023, cổ phiếu DAG vào diện kiểm soát do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi HoSE đưa chứng khoán vào diện cảnh báo.
Ngày 8/8/2024, cổ phiếu DAG tiếp tục vào diện cảnh báo theo 2 quyết định của HoSE do có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của Nhựa Đông Á là âm hơn 558 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 8/8/2024, cổ phiếu DAG bị đình chỉ giao dịch do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á được thành lập từ năm 2001, có tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Nhựa Đông Á. Đến năm 2006, công ty đã chuyển đổi hình thức sang công ty cổ phần với vốn điều lệ 58 tỷ đồng. Đến năm 2010, cổ phiếu mã DAG của Nhựa Đông Á đã được niêm yết HoSE với khối lượng ban đầu 10 triệu cổ phiếu.
Hai năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Nhựa Đông Á lao dốc. Năm 2023, DAG lỗ 606 tỷ đồng. Nửa đầu 2024, công ty báo lỗ thêm gần 67 tỷ đồng.
Sau khi bị hủy niêm yết, HAGL Agrico sẽ giao dịch trên sàn Upcom.
Trước đó, HoSE cũng thông báo hủy niêm yết cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Lý do, cổ phiếu này đã có 3 năm thua lỗ liên tục. Cụ thể, năm 2021 lỗ hơn 1.119 tỷ đồng, năm 2022 lỗ hơn 3.576 tỷ đồng,năm 2023 lỗ hơn 1.098 tỷ đồng.
Căn cứ điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, 1.108.553.895 cổ phiếu HNG cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết. Sau khi bị hủy niêm yết, HAGL Agrico sẽ giao dịch trên sàn Upcom.
Tương tự, HoSE cũng ra thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc với 347.213.270 cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) sau khi nhận được báo cáo tài chính kiểm toán riêng lẻ và hợp nhất năm 2023 của công ty.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2023 của Xây dựng Hòa Bình âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 2.741 tỷ đồng.
Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 và công văn số 4615/UBCK-PTTT ngày 24/7 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HoSE thông báo về việc cổ phiếu HBC rơi vào trường hợp huỷ niêm yết bắt buộc và sẽ thực hiện huỷ niêm yết đối với cổ phiếu này theo quy định.
Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu bị hủy niêm yết trong nửa đầu năm 2024, trong đó có những tên tuổi quen thuộc. Lý do phổ biển nhất là thua lỗ 3 năm liên tiếp, vốn chủ sở hữu âm, lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ, vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính.
Chẳng hạn, do thua lỗ 3 năm liên tiếp, cổ phiếu SDT của Công ty CP Sông Đà 10 (mã chứng khoán: SDT), bị hủy niêm yết trên HNX từ ngày 24/1 và hiện đang giao dịch trên Upcom. SDT lên sàn HNX vào tháng 12/2006. Đến năm 2022 và 2023, công ty lỗ lần lượt gần 16 tỷ đồng và 1 tỷ đồng.
HoSE cũng ra thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc với 347.213.270 cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Công ty CP Chiếu xạ An Phú (mã chứng khoán: APC) cũng bị hủy niêm yết cổ phiếu APC trên HoSE từ 29/4 và được chấp thuận giao dịch trên Upcom từ ngày 15/5. Lý do, năm 2021 công ty lỗ ròng 2 tỷ đồng, đến năm lỗ ròng 36 tỷ đồng.
Cổ phiếu DPC của Công ty CP Nhựa Đà Nẵng (mã chứng khoán: DPC) bị hủy niêm yết từ ngày 14/5, do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp. Cuối năm 2023, công ty lỗ lũy kế gần 24 tỷ đồng, vượt qua số vốn điều lệ thực góp 22,4 tỷ đồng. Số lỗ lũy kế tiếp tục tăng lên 25 tỷ đồng vào cuối quý I/2024.
Danh sách cổ phiếu bị hủy niêm yết trong nửa đầu năm 2024 còn tiếp tục dài ra với loạt tên tuổi, như: Cổ phiếu QBS của Công ty CP Xuất nhập khẩu Quảng Bình, cổ phiếu TAR của Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cổ phiếu L61 của Công ty CP Lilama 69-1, cổ phiếu KLF của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS, cổ phiếu DZM của Công ty CP Cơ điện Dzĩ An, cổ phiếu MIM của Công ty CP Khoáng sản và Cơ khí, cổ phiếu TTZ của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung…
Bất ngờ về cổ phiếu Hoàng Huy, Eximbank 14/10/2024 Tin mới về thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam 13/10/2024 Cổ phiếu nào gây chú ý nhất hôm nay? 10/10/2024 Cổ phiếu 'đắt hàng' nhất sàn chứng khoán hôm nay 08/10/2024Kinh tế
Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử
Kinh tế
Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc
Kinh tế
Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày
Kinh tế
Đăng thảo luận