Nữ sinh Phạm Võ Linh Đan là người đam mê công tác Đội, đến từ Bình Dương đã đạt nhiều danh hiệu ấn tượng, như: Giải thưởng Kim Đồng năm học 2023-2024; Tuyên dương Chiến sĩ nhỏ Điện Biên cấp tỉnh năm học 2023-2024; Bằng khen thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi tỉnh Bình Dương; Chứng nhận đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương năm 2023; Bằng khen đạt danh hiệu Kiện tướng Kế hoạch nhỏ tỉnh Bình Dương; Chứng nhận đạt danh hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi xuất sắc” tỉnh Bình Dương năm 2023.
Là đại biểu ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo trẻ em, tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em năm 2024, Linh Đan đặt vấn đề với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình trạng bạo lực học đường, vấn đề nóng mà phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.
Theo Linh Đan, tình trạng bạo lực học đường không phải chỉ nói đến hành vi tác động vật lý giữa học sinh với nhau, trong đó vấn đề bạo lực học đường còn nói đến hành vi sử dụng lời nói, ngôn từ khủng bố về tinh thần. Hành vi sử dụng lời nói, ngôn từ để khủng bố về tinh thần còn để lại hậu quả nghiêm trọng hơn so với việc bạo lực học đường bằng hành vi tác động vật lý.
Phạm Võ Linh Đan là một trong số "nghị sĩ nhí" dự phiên họp giả định Quốc hội trẻ em
Linh Đan chia sẻ, bạo lực học đường hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Việc học sinh liên tục sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện về đạo đức và tính cách. Đây là hành động sai trái, đáng bị xã hội lên án. Bạo lực học đường làm mất đi vẻ đẹp vốn có của trường học.
Theo Linh Đan, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Thứ nhất, do bản thân có khả năng kiểm soát kém. Một số bạn học sinh khi xảy ra bất đồng dù nhỏ, cũng tức giận, kích động và không kiểm soát được những hành vi của bản thân. Còn có các bạn học sinh thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề xung đột, coi bạo lực như một phương thức giải quyết. Chẳng những thế, nhiều bạn suy nghĩ lệch lạc rằng việc sử dụng bạo lực là để “diễu võ dương oai”.
Cũng có trường hợp bản thân cảm thấy tự ti, có cảm giác bị bỏ rơi có thể tìm cách gây sự chú ý hoặc cố tỏ ra mạnh mẽ qua các hành động bạo lực. Linh Đan cho rằng, nguyên nhân khách quan là do sự thiếu hụt tình cảm và sự quan tâm từ phía phụ huynh. Mặt khác do bản thân chứng kiến nhiều hành động bạo lực từ gia đình hay ngoài xã hội mới dẫn đến những hành vi bạo lực. Các trò chơi điện tử mang tính bạo lực, có thể khiến các bạn học sinh học và làm theo những hành động trong đó. Ngoài ra có những người bạn xấu rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ vào việc đánh lộn với những bạn học khác.
Phạm Võ Linh Đan (bìa phải) chụp ảnh lưu niệm với chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư nhân dịp ra Hà Nội
Phạm Võ Linh Đan nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
Với những nguyên nhân trên, Linh Đan hiến kế các giải pháp để phòng chống bạo lực học đường. Cụ thể, các bộ, ngành cần đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, nhân rộng các mô hình phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học. Xây dựng tài liệu và triển khai các hoạt động giáo dục phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội phù hợp với các cấp học.
Các cơ sở giáo dục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của địa phương xây dựng và đồng bộ hoá hệ thống dữ liệu quản lý thông tin người học trên địa bàn để theo dõi, kịp thời tiếp nhận thông tin, phối hợp xử lý và thống kê, báo cáo về tình hình vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực học đường liên quan đến trẻ em, học sinh.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và xây dựng cơ chế báo cáo thường xuyên, đột xuất về công tác phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong các nhà trường. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền, công an địa phương thực hiện tốt chế độ giao ban về công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học.
Các cơ quan tăng cường chuyển đổi số gắn với giải pháp cụ thể để hỗ trợ các bên có liên quan trong việc quản lý sử dụng internet, mạng xã hội an toàn cho trẻ em, học sinh. Triển khai và hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường kết nối thường xuyên, liên tục, đảm bảo an toàn giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội; tăng cường kiểm soát các luồng thông tin không chính thống có tính chất kích động bạo lực, lôi kéo tham gia hành vi phạm tội và các tệ nạn xã hội.
Phạm Võ Linh Đan chụp ảnh lưu niệm với các anh, chị Thành Đoàn Thủ Dầu Một.
Về trách nhiệm của mình, Linh Đan cho biết, bản thân là Liên đội trưởng, trước hết phải trau dồi kiến thức về bạo lực học đường và cách phòng chống bạo lực học đường, tham mưu đề xuất với thầy, cô tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền về bạo lực học đường và cách phòng chống. Linh Đan sẽ cùng các bạn trong lớp, tuyên truyền với những em lớp dưới, với anh chị khóa trên, lan rộng mô hình tình bạn đẹp, trường học thân thiện, học sinh tích cực, lớp học hạnh phúc để các bạn cảm nhận được niềm vui của tình bạn.
Bên cạnh đó, Linh Đan kịp thời phát hiện và báo cáo về thầy cô những trường hợp mâu thuẫn, để can thiệp hỗ trợ tư vấn học đường. Chia sẻ lên bản tin măng non, phát thanh măng non về các chủ đề "Yêu thương đong đầy", "Sự bao dung" , "Tư vấn tuổi teen" góp phần để các bạn có thể mạnh dạn chia sẻ, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Bản thân Linh Đan ra sức học tập, là tấm gương cho các em nhỏ noi theo.
Quốc hội trẻ em lần II 'chốt' chủ đề nóng đưa ra chất vấn thế nào? 04/09/2024 Thành tích ấn tượng của 297 'nghị sĩ nhí' dự phiên họp Quốc hội trẻ em lần thứ II 03/09/2024 Ban cố vấn họp bàn về phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ II, năm 2024 02/09/2024Giới trẻ
Khai mạc Hội nghị Ban Thường vụ T.Ư Đoàn lần thứ 8, khoá XII
Giới trẻ
Trại huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội ở Lạng Sơn
Giới trẻ
Tình nguyện viên thay dầu, sửa xe máy miễn phí cho bà con vùng lũ lụt
Giới trẻ
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm việc với Chủ tịch Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc
Giới trẻ
Đăng thảo luận
2024-10-06 15:34:48 · 来自61.232.99.69回复