Theo đó, hiện chưa rõ nguồn lây bệnh bạch hầu từ đâu, nhưng nếu đúng như khai báo của ca mắc đầu tiên, ngành chức năng Thanh Hóa nhận định có thể bệnh phát sinh tại chỗ do người bệnh mang trùng từ trước đó.
Theo lý giải của TS Hoàng Bình Yên, người bệnh mang trùng là người khỏe mạnh mang mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể nhưng không biểu hiện triệu chứng. Môi trường để mầm bệnh phát triển có thể do điều kiện sống khó khăn, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, người bệnh tiêm chủng không đầy đủ...
Lực lượng chức năng tiếp tục truy vết nguồn gốc để xác định nguyên nhân phát sinh ổ dịch bạch hầu tại huyện Mường Lát
Hiện nay, ngành chức năng cùng chính quyền địa phương đang tiếp tục khoanh vùng, truy vết nguồn gốc để xác định nguyên nhân phát sinh ổ dịch bạch hầu tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát.
Trước đó, điều tra dịch tễ cho thấy ca bệnh đầu tiên là thai phụ quê ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, lấy chồng về thị trấn Mường Lát đã lâu. Hơn 30 ngày trước khi phát bệnh, người bệnh chưa từng đi khỏi nhà. Lai Châu là tỉnh ở Tây Bắc, giáp Lào Cai. Khu vực này những năm qua rải rác xuất hiện một số ổ dịch bạch hầu. Tuy nhiên, chưa rõ bệnh nhân có mang mầm bệnh từ trước khi lấy chồng hay không.
Hiện nay, 21 F1 đang tiếp tục cách ly theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát và tại nhà. Ngoài ra, CDC Thanh Hóa xác định ca nghi nhiễm ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, cách ổ dịch Đoàn Kết khoảng 20 km, âm tính với bệnh bạch hầu sau hai lần xét nghiệm. Công tác khoanh vùng, xử lý ổ dịch đang được cơ quan chức năng triển khai.
Xem nhiềuSức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận