“Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại," “Đấu xảo - Nơi tinh hoa hội tụ," “Hội nghị Paris: Cuộc đàm phán lịch sử”… là ba trong số các trưng bày, triển lãm đang được các trung tâm lưu trữ quốc gia, thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức nhằm phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.
Bên cạnh những cuộc trưng bày, triển lãm đó, các trung tâm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm, giới thiệu tài liệu lưu trữ liên quan đến các sự kiện quan trọng của đất nước, ngành, lĩnh vực; giới thiệu tài liệu trên trang Facebook của đơn vị; ra mắt sách về tài liệu, hình ảnh lưu trữ…, đưa những tư liệu vốn khô khan đến gần hơn với công chúng.
Sứ mệnh của ngành lưu trữ giờ đây không chỉ giới hạn trong việc gìn giữ những tài liệu, tư liệu, mà đã có bước chuyển mình vượt ra khỏi ranh giới của những trang giấy, mộc bản cũ, chủ động và tích cực trong việc tôn vinh và phổ biến giá trị của di sản tư liệu, trở thành cầu nối văn hóa, mở cánh cửa tri thức cho mọi người.
Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của độc giả
Bà Nguyễn Ngọc Diệp - Trưởng phòng Phát huy giá trị tài liệu, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3, cho biết trong lịch sử gần 30 năm thành lập, Trung tâm luôn quan tâm đến việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Qua mỗi thời kỳ, cùng với sự phát triển của xã hội, việc phát huy giá trị của các tài liệu cũng phong phú hơn, nhiều hình thức hơn. Hoạt động phổ biến nhất là phục vụ độc giả khai thác tài liệu tại Trung tâm thông qua công tác nghiên cứu, sao chụp, chứng thực…
Là một trong 5 trung tâm lưu trữ lớn của Việt Nam, đang lưu giữ và bảo quản hơn 14km giá tài liệu với nhiều loại hình như tài liệu giấy, tài liệu phim ảnh, ghi âm vô cùng quý giá của dân tộc, hàng ngày, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đón rất nhiều bạn đọc đến tìm hiểu, nghiên cứu.
Đáng chú ý trong số này, ngoài hai khối tài liệu được công nhận là Bảo vật quốc gia (gồm tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1946 và bộ sưu tập các mẫu Quốc huy của Việt Nam ra đời năm 1953), còn có hàng chục ngàn hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B, như chứng minh thư nhân dân, sơ yếu lý lịch, phiếu cán bộ, thẻ đảng, sổ đoàn, quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác; quyết tâm thư, đơn tình nguyện đi B; huân, huy chương, thẻ tiết kiệm, phiếu thu tiền, vàng, công trái…
Đó là những hồ sơ, kỷ vật của các cán bộ từ miền Bắc vào miền Nam công tác và cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc công tác sau đó trở về miền Nam, được gửi cho Ủy ban Thống nhất Chính phủ giữ. Mỗi thành phần, nội dung giấy tờ, kỷ vật là một mảnh ghép kí ức, một phần đời sống thanh xuân của cán bộ đi B.
Các hồ sơ, kỷ vật này đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III phân loại, thống kê, sắp xếp, chỉnh lý khoa học. Toàn bộ danh mục hồ sơ, tài liệu đã được xây dựng cơ sở dữ liệu có đầy đủ thông tin phục vụ việc quản lý, với nhiều trường thông tin (họ tên, bí danh, quê quán, thời gian đi B, cơ quan trước khi đi B…) phục vụ nhanh chóng nhu cầu tra cứu, tra tìm quản lý và phát huy giá trị tài liệu.
Đăng thảo luận
2024-11-23 10:54:44 · 来自210.31.245.176回复
2024-11-23 11:04:41 · 来自222.85.2.119回复
2024-11-23 11:14:41 · 来自61.233.134.150回复
2024-11-23 11:24:49 · 来自182.92.124.254回复
2024-11-23 11:34:50 · 来自123.232.73.146回复
2024-11-23 11:44:50 · 来自121.77.90.205回复
2024-11-23 11:54:48 · 来自121.77.241.47回复
2024-11-23 12:04:55 · 来自106.91.249.71回复
2024-11-23 12:14:48 · 来自61.234.102.141回复
2024-11-23 12:24:48 · 来自222.18.228.28回复
2024-11-23 12:35:02 · 来自123.235.226.198回复