Nhắc đến Trung thu, không thể không kể đến những chiếc lồng đèn lung linh đầy màu sắc. Ở các làng nghề truyền thống như làng lồng đèn Phú Bình (quận 11, TP.HCM) hay làng lồng đèn Báo Đáp (Nam Định), những nghệ nhân ngày đêm miệt mài tạo ra từng chiếc lồng đèn với đủ hình dáng, màu sắc khác nhau.
Các tuyến phố lồng đèn đã lung linh từ sớm, bất chấp tiết trời không thuận lợi những ngày này, nhiều cha mẹ, ông bà tranh thủ đưa con – cháu đi tham quan, check in địa điểm hot hit với những chiếc lồng đèn rực rỡ sắc màu được làm bởi bàn tay của những người thợ tài hoa
Chú Trần Văn Quang, một nghệ nhân làm lồng đèn hơn 30 năm tại Phú Bình, chia sẻ: “Làm lồng đèn không chỉ là một nghề mà còn là cách để giữ gìn truyền thống. Mỗi khi cầm trên tay chiếc lồng đèn mới làm xong, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu, khi Trung thu còn là niềm mong chờ lớn nhất trong năm của bọn trẻ con”.
Với những nghệ nhân như chú Quang, mỗi chiếc lồng đèn không chỉ là sản phẩm thủ công, mà còn chứa đựng cả một kho tàng ký ức và tình cảm. “Ngày xưa, lồng đèn được làm từ giấy kiếng và tre, đơn giản nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm. Lúc ấy, mỗi khi Trung thu đến, lũ trẻ trong làng lại tụ tập bên nhau, tự tay làm những chiếc lồng đèn, rồi tối đến cùng nhau rước đèn, ngắm trăng. Đó là những khoảnh khắc khó quên trong đời” - chú Quang kể lại.
Không chỉ nghệ nhân ở các làng nghề muốn tiếp nối truyền thống cho thế hệ con cháu mà các phụ huynh dịp này cũng dẫn con đến các trung tâm thương mại, hướng dẫn con cách làm lồng đèn đón cỗ mùa Trăng
Dù thời gian trôi qua, nghề làm lồng đèn truyền thống vẫn được giữ gìn và phát triển. Các nghệ nhân không chỉ duy trì nghề truyền thống mà còn truyền dạy cho thế hệ sau. Con cháu của họ, dù bận rộn với cuộc sống hiện đại, vẫn dành thời gian học hỏi và gìn giữ những giá trị truyền thống mà ông cha đã để lại.
Chị Nguyễn Thị Lan, cháu gái của chú Quang, chia sẻ: “Dù cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi, nhưng những giá trị truyền thống vẫn luôn cần được gìn giữ. Mỗi khi làm lồng đèn cùng ông, tôi cảm nhận được sự gắn kết gia đình và lòng tự hào về nghề truyền thống của quê hương”.
Không chỉ có lồng đèn, hương vị bánh Trung thu cũng là một phần không thể thiếu trong dịp lễ này. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo với nhân thập cẩm, đậu xanh, hạt sen... mang hương vị đậm đà của truyền thống Việt Nam. Thế hệ xưa vẫn nhắc về những chiếc bánh được làm thủ công, thơm ngon và đậm đà.
Bà Nguyễn Thị Hồng, 50 tuổi, chia sẻ: “Mỗi mùa Trung thu, tôi lại nhớ đến hương vị bánh truyền thống của những năm tháng tuổi thơ. Mùi thơm của bánh nướng, vị ngọt thanh của bánh dẻo như gợi lại những kỷ niệm đẹp đẽ bên gia đình”.
Trong dòng chảy thời gian, nhiều thương hiệu vẫn cố gắng giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống. Năm nay, bánh Trung thu Thọ Phát, với những dòng bánh truyền thống mang hương vị quen thuộc, đã trở thành một phần không thể thiếu trong mùa trăng 2024. Bánh Trung thu Thọ Phát nổi bật với hương vị truyền thống đậm đà, thể hiện qua từng lớp vỏ bánh vàng ươm, giòn tan cùng với nhân bánh được chế biến tỉ mỉ. Nhân bánh thập cẩm của Thọ Phát là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu như hạt sen, đậu xanh, sữa dừa, lạp xưởng… mang đến một hương vị vừa bùi, vừa béo, vừa ngọt thanh nhưng không hề ngấy. Điều này thể hiện sự cẩn trọng và khéo léo trong từng công đoạn chế biến, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến cách hòa trộn và nướng bánh.
Thọ Phát đã giữ vững công thức làm bánh truyền thống, không chỉ là để tái hiện hương vị của ngày xưa mà còn để truyền tải một phần ký ức và văn hóa của dân tộc. Mỗi chiếc bánh trung thu của Thọ Phát như một câu chuyện kể về sự gắn kết gia đình, về những buổi đoàn viên dưới ánh trăng sáng, khi cả nhà quây quần bên nhau cùng chia sẻ niềm vui, tiếng cười và những chiếc bánh ngọt ngào.
Cùng với đó, KIDO's Bakery mang đến những chiếc bánh Trung thu đầy tinh tế với nhân xốt thượng hạng như Gà quay vi cá xốt Hồng Kông, Bào ngư xốt Hồng Kông, Tôm Alaska xốt tiêu đen, Cua hoàng đế xốt Singapore…, không chỉ đổi mới về hương vị mà còn cả về cách trình bày. Những chiếc bánh của KIDO's Bakery như một sợi dây kết nối kết nối giữa truyền thống và hiện đại với những thiết kế lồng ghép những chi tiết truyền thống như hình ảnh con lân, lồng đèn, lũy tre Việt Nam…, giúp thế hệ trẻ cảm nhận được giá trị của Tết Trung thu một cách mới mẻ hơn.
Trung thu không chỉ là dịp để nhớ về quá khứ mà còn là cơ hội để chúng ta nhìn về tương lai, nơi những giá trị văn hóa vẫn được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống hiện đại, nhất là đối với thế hệ trẻ - Những người sẽ tiếp nối giá trị truyền thống của dân tộc
Từ những giá trị truyền thống xưa, qua sự nhào nặn và nỗ lực của các thương hiệu như Thọ Phát và KIDO’s Bakery, Trung thu không chỉ là dịp để nhớ về quá khứ mà còn là cơ hội để chúng ta nhìn về tương lai, nơi những giá trị văn hóa vẫn được bảo tồn và phát huy.
Xem nhiềuKinh tế
Thống nhất nghỉ Tết 9 ngày, vì sao nhiều nơi kéo dài 11 hôm?
Kinh tế
Giá vàng nhẫn mỗi ngày một kỷ lục mới
Kinh tế
Rao bán tòa nhà Landmark 72 cao 'chọc trời' Hà Nội
Kinh tế
Vụ việc nào bị kiểm toán chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra?
Xã hội
Đăng thảo luận