Hơn 1 tháng trước, cả cánh đồng dong riềng ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đang xanh mướt một màu, những bông hoa đỏ rực, báo hiệu vụ thu hoạch sắp tới. Tuy nhiên, sau hoàn lưu cơn bão số 3, tất cả các ruộng dong riềng chết khô, gẫy đổ, bùn đất vùi lấp.
Sau khi nước lũ rút, bùn bồi lấp đến 50cm, có chỗ trũng sâu cả mét, nắng lên đất nẻ tuếch toác, cây héo úa chết dần. Tổng diện tích cây dong riềng bị vùi lấp trên địa bàn xã Quy Mông lên đến gần 60ha. Ngoài dong riềng, đối diện bên kia sông Hồng, tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên - nơi vựa dâu lớn nhất miền Bắc với hơn 1.000 ha cũng bị vùi lấp gần như toàn bộ. Công sức chăm bón cả năm trời của người dân đã đổ sông đổ biển.Ông Bùi Văn Minh, ở thôn Thịnh An, xã Quy Mông chia sẻ, 8 sào dong riềng của gia đình đã bị ngập úng trong nước lũ sông Hồng, bùn phù sa vùi sâu 60cm. Nếu không có trận lụt lớn vừa qua, diện tích này sẽ cho gia đình ông thu nhập gần 100 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nhưng nay thì mất trắng.
Tranh thủ thời tiết chưa lạnh, ông Minh gieo vài cân ngô giống, nếu thời tiết thuận lợi sẽ được thu hoạch để lấy lương thực chăn nuôi gia cầm, ngoài ra còn có cây xanh để làm thức ăn cho trâu, bò. Sau Tết ông sẽ cải tạo đất để trồng vụ dong riềng mới. Vợ chồng ông Lương Quý Đức ở cùng thôn với ông Minh có 6 sào dong riềng ven sông bị ngập úng mất trắng. Với diện tích trên cao hơn, sau khi nước rút cả nhà đào rãnh khơi thông và xới đất giữa các luống để cây dong riềng không bị chết úng. Cố gắng cứu vãn diện tích còn lại để hi vọng có củ dong riềng giống trồng vào vụ xuân tới. Đối với vựa dâu tằm tại huyện Trấn Yên, sau nước rút, người dân cũng tranh thủ ra tuốt lá, chặt ngọn, đào đất quanh gốc để khôi phục mầm non, không để cây bị úng, ngập chết. Bà Nguyễn Thị Lan (ở thôn Lan Đình, xã Việt Thành) cho biết nhà có 6 sào trồng dâu thì gần như ngập hết, giờ cố gắng chăm sóc những vườn vẫn còn sống hy vọng có thể cứu vãn được cây dâu. Ông Nguyễn Văn Huy - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái - cho biết, hiện màu xanh đã quay trở lại trên những cánh đồng, đặc biệt là các vùng chuyên canh một số cây chủ lực như cây dâu, cây bưởi, cây dong riềng... Địa phương đang nỗ lực thay thế các giống cây trồng ngắn ngày vào những diện tích bị ngập úng, hư hại. Sau đó sẽ tiến hành hướng dẫn bà con cải tạo đất, lựa chọn giống cây phù hợp thay thế hoặc tái trồng các cây chuyên canh. Hồi sinh vùng đất hoang thành mô hình dưa lưới thu tiền tỉ 02/07/2022 Hồi sinh vùng đất bạc màu thành vựa rau nổi tiếng 05/05/2022 Hồi sinh vùng 'đất chết' 12/11/2021Kinh tế
Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử
Kinh tế
Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc
Kinh tế
Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày
Kinh tế
Đăng thảo luận