Thông tin này được đưa ra tại hội thảo khoa học "Quản lý bệnh nhân suy tim" do Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM) tổ chức ngày 6-9.
Theo BSCK2 Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, hiện nay việc quản lý bệnh nhân suy tim trên thế giới tập trung vào các chiến lược chính sách như: Phát hiện sớm các dấu hiệu suy tim và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp (sử dụng thuốc, cấy ghép thiết bị và can thiệp phẫu thuật khi cần thiết); theo dõi và quản lý từ xa bằng công nghệ số (telemedicine, các thiết bị đeo tay), ứng dụng trên điện thoại; tích hợp các dịch vụ chăm sóc y tế (tâm lý, chế độ ăn uống, tập thể dục, thay đổi nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh; cập nhật áp dụng nghiên cứu mới về điều trị suy tim như liệu pháp gien, tế bào gốc...
Theo BS Trần Văn Khanh, việc quản lý, điều trị người bệnh suy tim hiện còn nhiều thách thức
Tại Việt Nam, việc quản lý, điều trị người bệnh suy tim còn nhiều thách thức. Giải pháp căn cơ là cần xây dựng các mô hình chăm sóc phối hợp giữa bệnh viện, cơ sở y tế và cộng đồng để theo dõi, điều trị suy tim một cách liên tục; ứng dụng telemedicine, ứng dụng di động và các thiết bị theo dõi liên tục từ xa; nâng cao nhận thức cộng đồng.
"Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ tài chính cho bệnh nhân suy tim cũng như phát triển các chương trình quản lý bệnh mãn tính tại cộng đồng; đẩy mạnh các nghiên cứu về suy tim tại các trường đại học, viện nghiên cứu và hợp tác quốc tế..." - bác sĩ Khanh nêu ý kiến.
Đăng thảo luận