(Dân trí) - Nhiều nhà khoa học, văn hóa và kiến trúc sư mong muốn giữ lại căn biệt thự cổ 100 tuổi ven sông Đồng Nai để bảo tồn, phát triển du lịch.
Những ngày qua, chuyên gia về văn hóa, lịch sử và du lịch bày tỏ tiếc nuối nếu biệt thự 100 tuổi Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) phải đập bỏ để thi công dự án đường ven sông. Nhiều bạn đọc cũng mong muốn cơ quan chức năng tìm giải pháp hợp lý để giữ lại công trình kiến trúc độc đáo bên dòng sông Đồng Nai.
Bảo tồn thì "làm đến nơi đến chốn"
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đồng Nai (nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai), cho biết, ngôi nhà cổ Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn. Vật liệu xây biệt thự được mua từ Pháp, chở bằng đường thủy về Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.
Ngoài ra, tòa nhà từng được thuê làm phim trường để quay phim Người đẹp Tây Đô của đạo diễn Lê Cung Bắc. Nếu giữ được ngôi biệt thự cổ này, địa phương sẽ tạo được sự kết nối về văn hóa, lịch sử, du lịch sông Đồng Nai với ngôi biệt thự cùng các công trình cổ khác bền chặt hơn.
Biệt thự cổ nằm trong ranh dự án đường ven sông Đồng Nai từ TP Biên Hòa đến huyện Vĩnh Cửu (Ảnh: Hoàng Bình).
Theo ông Toại, lâu nay có một vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là bảo tồn các giá trị di sản, giải quyết mâu thuẫn này là vấn đề rất khó khăn. Về biệt thự của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh, ông Trần Quang Toại ủng hộ quan điểm nên giữ lại để bảo tồn.
Biệt thự cổ có giá đền bù 5,4 tỷ đồng
Theo bảng chiết tính giá bồi thường để thực hiện dự án đường ven sông Đồng Nai của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Biên Hòa, cơ quan chức năng định giá bồi thường ngôi biệt thự 100 tuổi này với số tiền gần 5,4 tỷ đồng.
Ông Trần Quang Toại nêu ý kiến: "Biệt thự cổ 100 tuổi mang nhiều ý nghĩa, giá trị lịch sử và văn hóa vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, tôi nghĩ nên có biện pháp giữ lại. Chúng ta cũng thấy không phải lúc nào con đường thẳng cũng đẹp, bây giờ nắn con đường để giữ lại ngôi nhà trên cũng hay, lúc đó một bên là con đường uốn lượn ven sông, cạnh đó là ngôi biệt thự 100 tuổi, giúp bảo tồn và phát triển các giá trị di sản trên địa bàn".
Chia sẻ về câu chuyện bảo tồn nhà cổ này, TS Trần Đăng Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai, cho rằng, nếu cơ quan chức năng quyết bảo tồn ngôi biệt thự, thì chúng ta cần phải làm gì tiếp theo để phát huy giá trị văn hóa sau khi bảo tồn.
Một người dân ở TPHCM về Đồng Nai vẽ lại căn biệt thự (Ảnh: Hoàng Bình).
Theo ông Ninh, để phát huy hiệu quả việc bảo tồn biệt thự trên thì cần những kế hoạch tiếp theo, chẳng hạn như biến nơi đây thành điểm giáo dục văn hóa, lịch sử hoặc phòng trưng bày... Còn bây giờ biệt thự này là tài sản của tư nhân, nếu chủ nhà không đồng ý thì không thể bắt làm theo ý của mình. Lúc đó những công sức, tâm huyết mà ngành văn hóa, các chuyên gia sử học, người dân bỏ ra để giữ lại biệt thự cổ trên trở nên vô nghĩa, về phía chính quyền thì uổng phí tiền của.
Cũng theo ông Ninh, đó là chưa kể trước dư luận xã hội, nguyện vọng của đa số người dân cũng như chủ căn nhà, chính quyền chấp nhận nắn đường, giữ lại ngôi biệt thự, nhưng ai đứng ra cam đoan ngôi nhà trên sẽ được bảo tồn mãi mãi vì đây chưa phải là di tích. Chủ nhà có thể sau này đổi ý, không muốn giữ lại mà đập bỏ đi thì sao?
Vì vậy, ông Ninh cho rằng nếu đã có quyết định bảo tồn thì nên làm đến nơi đến chốn. Một phương án khả dĩ là chính quyền mua lại toàn bộ khu đất, giữ lại biệt thự, rồi sau đó cải tạo thành một địa điểm công cộng cho người dân sử dụng.
Phương án để giữ lại ngôi biệt thự cổ
Còn ở góc độ kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, cho biết, nếu giữ lại ngôi biệt thự thì có nhiều cách. Thứ nhất có thể nhờ "thần đèn" di dời vào bên trong và dành quỹ đất biến thành điểm đến về văn hóa, du lịch. Cách thứ hai chủ đầu tư nắn lại tuyến đường lấn ra sông một chút để giữ lại ngôi nhà cổ.
"Việc bảo tồn di sản này có ý nghĩa rất lớn. Bởi lẽ, với tuyến đường ven sông kết hợp công trình bản sắc lịch sử và những công trình mới, dần dần tạo thành cảnh quan hấp dẫn khách du lịch, mở ra tiềm năng lâu dài cho Biên Hòa phát triển đô thị hướng sông Đồng Nai", ông Nam Sơn nói.
Bên trong tầng 2 biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (Ảnh: Hoàng Bình).
Về phương án di dời ngôi nhà, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư, người có kinh nghiệm hơn 10 năm di dời các công trình trên cả nước, cho biết: "Tôi cũng vừa về khảo sát thực tế ngôi biệt thự 100 tuổi ven sông Đồng Nai. Qua khảo sát, căn biệt thự rất đẹp, kết cấu, vật liệu biệt thự vẫn còn chắc chắn. Với những công trình này, tôi hoàn toàn có khả năng di dời vào sâu bên trong từ 15 đến 20m. Công ty chúng tôi từng thực hiện di dời nhiều công trình còn lớn và phức tạp hơn biệt thự cổ này".
Cũng theo "thần đèn" Nguyễn Văn Cư, biệt thự cổ này kiến trúc rất đẹp, hiện khu vực miền Nam cũng rất ít công trình tư nhân như vậy. Về kinh phí thực hiện di dời, ông Cư cho biết cần thêm thời gian khảo sát kỹ bên trong căn nhà mới lên dự toán. Nếu thực hiện, việc di dời công trình này mất khoảng 3 tháng.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa, thông tin, sau khi có các ý kiến bày tỏ tiếc nuối khi phá bỏ biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh, thành phố đã lắng nghe và đang phối hợp các sở ngành liên quan khảo sát, nghiên cứu để đưa ra giải pháp tốt nhất xử lý ngôi biệt thự 100 tuổi ven sông Đồng Nai. "Đây chỉ là biệt thự cổ chứ chưa phải di tích. Dự kiến trong tuần này, chúng tôi sẽ họp bàn với các ngành chức năng về vấn đề trên, phá bỏ hay bảo tồn", ông Thanh nói.
Nhiều du khách ở TPHCM tìm về tham quan căn biệt thự cổ sau khi nghe tin công trình sắp đập bỏ để làm đường ven sông (Ảnh: Hoàng Bình).
Biệt thự cổ nằm trong ranh dự án đường ven sông
Đường ven sông Đồng Nai là dự án trọng điểm trên địa bàn TP Biên Hòa, có chiều dài hơn 5km, kéo dài từ cầu Hóa An (TP Biên Hòa) đến xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu). Đường được thiết kế rộng 34m, trong đó vỉa hè mỗi bên 5m, mặt đường 24m. Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Trong đó, 1.339 tỷ đồng dành cho việc xây dựng tuyến đường; còn 613 tỷ đồng dành cho dự án xây dựng kè ven sông.
Xã hộiBiệt thự 100 tuổi ở Đồng Nai: Phá bỏ để làm đường hay tìm cách bảo tồn?
(Dân trí) - Nhiều nhà khoa học, văn hóa và kiến trúc sư mong muốn giữ lại căn biệt thự cổ 100 tuổi ven sông Đồng Nai để bảo tồn, phát triển du lịch.
Những ngày qua, chuyên gia về văn hóa, lịch sử và du lịch bày tỏ tiếc nuối nếu biệt thự 100 tuổi Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) phải đập bỏ để thi công dự án đường ven sông. Nhiều bạn đọc cũng mong muốn cơ quan chức năng tìm giải pháp hợp lý để giữ lại công trình kiến trúc độc đáo bên dòng sông Đồng Nai.
Bảo tồn thì "làm đến nơi đến chốn"
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đồng Nai (nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai), cho biết, ngôi nhà cổ Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn. Vật liệu xây biệt thự được mua từ Pháp, chở bằng đường thủy về Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.
Ngoài ra, tòa nhà từng được thuê làm phim trường để quay phim Người đẹp Tây Đô của đạo diễn Lê Cung Bắc. Nếu giữ được ngôi biệt thự cổ này, địa phương sẽ tạo được sự kết nối về văn hóa, lịch sử, du lịch sông Đồng Nai với ngôi biệt thự cùng các công trình cổ khác bền chặt hơn.
Biệt thự cổ nằm trong ranh dự án đường ven sông Đồng Nai từ TP Biên Hòa đến huyện Vĩnh Cửu (Ảnh: Hoàng Bình).
Theo ông Toại, lâu nay có một vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là bảo tồn các giá trị di sản, giải quyết mâu thuẫn này là vấn đề rất khó khăn. Về biệt thự của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh, ông Trần Quang Toại ủng hộ quan điểm nên giữ lại để bảo tồn.
Biệt thự cổ có giá đền bù 5,4 tỷ đồng
Theo bảng chiết tính giá bồi thường để thực hiện dự án đường ven sông Đồng Nai của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Biên Hòa, cơ quan chức năng định giá bồi thường ngôi biệt thự 100 tuổi này với số tiền gần 5,4 tỷ đồng.
Ông Trần Quang Toại nêu ý kiến: "Biệt thự cổ 100 tuổi mang nhiều ý nghĩa, giá trị lịch sử và văn hóa vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, tôi nghĩ nên có biện pháp giữ lại. Chúng ta cũng thấy không phải lúc nào con đường thẳng cũng đẹp, bây giờ nắn con đường để giữ lại ngôi nhà trên cũng hay, lúc đó một bên là con đường uốn lượn ven sông, cạnh đó là ngôi biệt thự 100 tuổi, giúp bảo tồn và phát triển các giá trị di sản trên địa bàn".
Chia sẻ về câu chuyện bảo tồn nhà cổ này, TS Trần Đăng Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai, cho rằng, nếu cơ quan chức năng quyết bảo tồn ngôi biệt thự, thì chúng ta cần phải làm gì tiếp theo để phát huy giá trị văn hóa sau khi bảo tồn.
Một người dân ở TPHCM về Đồng Nai vẽ lại căn biệt thự (Ảnh: Hoàng Bình).
Theo ông Ninh, để phát huy hiệu quả việc bảo tồn biệt thự trên thì cần những kế hoạch tiếp theo, chẳng hạn như biến nơi đây thành điểm giáo dục văn hóa, lịch sử hoặc phòng trưng bày... Còn bây giờ biệt thự này là tài sản của tư nhân, nếu chủ nhà không đồng ý thì không thể bắt làm theo ý của mình. Lúc đó những công sức, tâm huyết mà ngành văn hóa, các chuyên gia sử học, người dân bỏ ra để giữ lại biệt thự cổ trên trở nên vô nghĩa, về phía chính quyền thì uổng phí tiền của.
Cũng theo ông Ninh, đó là chưa kể trước dư luận xã hội, nguyện vọng của đa số người dân cũng như chủ căn nhà, chính quyền chấp nhận nắn đường, giữ lại ngôi biệt thự, nhưng ai đứng ra cam đoan ngôi nhà trên sẽ được bảo tồn mãi mãi vì đây chưa phải là di tích. Chủ nhà có thể sau này đổi ý, không muốn giữ lại mà đập bỏ đi thì sao?
Vì vậy, ông Ninh cho rằng nếu đã có quyết định bảo tồn thì nên làm đến nơi đến chốn. Một phương án khả dĩ là chính quyền mua lại toàn bộ khu đất, giữ lại biệt thự, rồi sau đó cải tạo thành một địa điểm công cộng cho người dân sử dụng.
Phương án để giữ lại ngôi biệt thự cổ
Còn ở góc độ kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, cho biết, nếu giữ lại ngôi biệt thự thì có nhiều cách. Thứ nhất có thể nhờ "thần đèn" di dời vào bên trong và dành quỹ đất biến thành điểm đến về văn hóa, du lịch. Cách thứ hai chủ đầu tư nắn lại tuyến đường lấn ra sông một chút để giữ lại ngôi nhà cổ.
"Việc bảo tồn di sản này có ý nghĩa rất lớn. Bởi lẽ, với tuyến đường ven sông kết hợp công trình bản sắc lịch sử và những công trình mới, dần dần tạo thành cảnh quan hấp dẫn khách du lịch, mở ra tiềm năng lâu dài cho Biên Hòa phát triển đô thị hướng sông Đồng Nai", ông Nam Sơn nói.
Bên trong tầng 2 biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (Ảnh: Hoàng Bình).
Về phương án di dời ngôi nhà, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư, người có kinh nghiệm hơn 10 năm di dời các công trình trên cả nước, cho biết: "Tôi cũng vừa về khảo sát thực tế ngôi biệt thự 100 tuổi ven sông Đồng Nai. Qua khảo sát, căn biệt thự rất đẹp, kết cấu, vật liệu biệt thự vẫn còn chắc chắn. Với những công trình này, tôi hoàn toàn có khả năng di dời vào sâu bên trong từ 15 đến 20m. Công ty chúng tôi từng thực hiện di dời nhiều công trình còn lớn và phức tạp hơn biệt thự cổ này".
Cũng theo "thần đèn" Nguyễn Văn Cư, biệt thự cổ này kiến trúc rất đẹp, hiện khu vực miền Nam cũng rất ít công trình tư nhân như vậy. Về kinh phí thực hiện di dời, ông Cư cho biết cần thêm thời gian khảo sát kỹ bên trong căn nhà mới lên dự toán. Nếu thực hiện, việc di dời công trình này mất khoảng 3 tháng.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa, thông tin, sau khi có các ý kiến bày tỏ tiếc nuối khi phá bỏ biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh, thành phố đã lắng nghe và đang phối hợp các sở ngành liên quan khảo sát, nghiên cứu để đưa ra giải pháp tốt nhất xử lý ngôi biệt thự 100 tuổi ven sông Đồng Nai. "Đây chỉ là biệt thự cổ chứ chưa phải di tích. Dự kiến trong tuần này, chúng tôi sẽ họp bàn với các ngành chức năng về vấn đề trên, phá bỏ hay bảo tồn", ông Thanh nói.
Nhiều du khách ở TPHCM tìm về tham quan căn biệt thự cổ sau khi nghe tin công trình sắp đập bỏ để làm đường ven sông (Ảnh: Hoàng Bình).
Biệt thự cổ nằm trong ranh dự án đường ven sông
Đường ven sông Đồng Nai là dự án trọng điểm trên địa bàn TP Biên Hòa, có chiều dài hơn 5km, kéo dài từ cầu Hóa An (TP Biên Hòa) đến xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu). Đường được thiết kế rộng 34m, trong đó vỉa hè mỗi bên 5m, mặt đường 24m. Tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Trong đó, 1.339 tỷ đồng dành cho việc xây dựng tuyến đường; còn 613 tỷ đồng dành cho dự án xây dựng kè ven sông.
Đăng thảo luận
2024-10-31 20:55:11 · 来自182.92.20.2回复
2024-10-31 21:05:03 · 来自36.61.5.224回复
2024-10-31 21:14:52 · 来自182.86.243.85回复
2024-10-31 21:24:51 · 来自123.234.98.82回复
2024-10-31 21:34:51 · 来自210.30.4.189回复
2024-10-31 21:44:49 · 来自123.235.27.81回复
2024-10-31 21:54:44 · 来自222.44.24.252回复
2024-10-31 22:04:42 · 来自121.76.155.160回复
2024-10-31 22:14:43 · 来自36.63.64.200回复