Tình trạng này nhấn mạnh một tương lai đầy khó khăn, buộc các nhà hoạch định chính sách phải gấp rút đề ra các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, trong những tháng tới, các nhà sản xuất trong khu vực có thể phần nào được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích mạnh mẽ mà chính quyền Trung Quốc đã công bố trong tuần qua, bao gồm hạ lãi suất và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng.

Cuộc khảo sát Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) cho thấy hoạt động sản xuất tại Nhật Bản đã giảm trong tháng 9 và tốc độ tăng trưởng tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng chậm lại vào thứ Ba (ngày 1/10), phản ánh nhu cầu toàn cầu suy yếu đang tác động tiêu cực đến các nhà xuất khẩu châu Á.

Cảnh báo suy giảm tăng trưởng Trung Quốc lan rộng toàn châu Á  第1张 Dây chuyền sản xuất tại nhà máy lắp ráp ôtô Trường An ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Trong bối cảnh đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc cũng suy giảm vào tháng 9, khi dữ liệu cho thấy các lô hàng đến Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, gần như không tăng, phản ánh sự ảnh hưởng từ tình trạng suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới.

Tại Trung Quốc, các nhà máy đang gặp khó trong việc đạt được tiến bộ, khi chỉ số PMI sản xuất toàn cầu Caixin/S&P, công bố vào thứ Hai (ngày 30/9), giảm xuống còn 49,3 vào tháng 9 so với 50,4 của tháng trước, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.

Tình cảnh tương tự cũng xuất hiện ở Nhật Bản, quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tiêu dùng suy giảm. Chỉ số PMI của Ngân hàng au Jibun Nhật Bản đã giảm xuống 49,7 vào tháng 9, từ mức 49,8 vào tháng 8, phản ánh tình trạng suy thoái trong ba tháng liên tiếp.

Shivaan Tandon, chuyên gia kinh tế thị trường tại Capital Economics, nhận xét về chỉ số PMI của châu Á: "Việc tốc độ các đơn đặt hàng mới chậm lại là yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong tháng trước."

Ông cũng cho biết: "Chúng tôi dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục suy yếu trong những tháng tới, gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất tại châu Á trong tương lai gần."

Chỉ số PMI của Đài Loan (Trung Quốc) đã giảm xuống 50,8 vào tháng 9, so với 51,5 trong tháng 8. Hoạt động sản xuất cũng ghi nhận sự sụt giảm tại Việt Nam, Malaysia, và Indonesia, theo các cuộc khảo sát.

Tăng trưởng trong ngành sản xuất của Ấn Độ đã giảm xuống mức kỷ lục vào tháng 9, khi các đơn đặt hàng mới, một thước đo quan trọng phản ánh nhu cầu, tăng với tốc độ thấp nhất kể từ tháng 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế châu Á sẽ đạt được mục tiêu hạ cánh mềm với việc lạm phát giảm, tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng của khu vực sẽ chậm lại, từ 5% trong năm 2023 xuống còn 4,5% trong năm nay và 4,3% vào năm 2025.