Việc lực lượng ủy nhiệm do Iran hậu thuẫn có thể tiêu diệt lính Mỹ trong căn cứ bằng drone đã chứng minh uy lực và sức hấp dẫn của loại vũ khí mới này.

Drone quân sự thống trị thị trường các thiết bị không người lái  第1张

Một thiết bị bay không người lái (drone) trên chiến trường Ukraine - Ảnh: AFP

Drone lọt qua hệ thống phòng không của Mỹ

Theo trang tin Eurasian Times, vụ việc 3 lính Mỹ thiệt mạng và hơn 40 binh sĩ khác bị thương khi căn cứ tại Jordan của Mỹ bị thiết bị bay không người lái (drone) tấn công cho thấy sức mạnh của loại vũ khí này trong chiến tranh hiện đại, dù cuộc chiến là lớn hay nhỏ, và do các chủ thể là nhà nước hay phi nhà nước thực hiện.

Theo đó, việc drone "cảm tử" có thể xuyên thủng hệ thống phòng không và phát nổ khi tiếp cận mục tiêu là điều mà các nhà phân tích quân sự xem là một "bất cẩn" nghiêm trọng.

  • Drone quân sự thống trị thị trường các thiết bị không người lái  第2张

    Vũ khí laser diệt drone của Anh tốn 12 USD một phát bắn, tiết kiệm hơn tên lửaĐỌC NGAY

Như trong vụ tấn công căn cứ Mỹ ở Jordan, các chuyên gia không cảm thấy thuyết phục khi thông báo chính thức nói rằng một drone cảm tử tầm bay thấp đã tiếp cận căn cứ cùng lúc với một drone do thám sắp đáp của Mỹ, khiến hệ thống phòng không khi đó không có phản ứng.

Theo Eurasian Times, các kẻ thù của Mỹ ở Trung Đông trong nhiều tháng gần đây đã khai thác lỗi không xác định được drone đang tiếp cận là bạn hay thù của hệ thống phòng không Mỹ.

Thực tế cho thấy chỉ khoảng 1,5 giờ sau cuộc tấn công vào Tháp 22, lực lượng ủy nhiệm của Iran đã phóng một drone nhắm vào một đồn trú al-Tanf của Mỹ ở biên giới Syria. Tuy nhiên, hệ thống drone RTX Coyote của Mỹ lần này đã bắn hạ được drone địch.

Kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ vào tháng 10-2023, theo ghi nhận có khoảng 165 cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ Mỹ tại Iraq và Syria do các nhóm kháng chiến Hồi giáo được Iran hậu thuẫn thực hiện.

Các cuộc tấn công này tuy không gây chết người, nhưng vẫn khiến khoảng 170 binh sĩ Mỹ bị thương.

Đáng chú ý, Iran là nước đi đầu trong việc sản xuất drone cảm tử với đa dạng chủng loại, như Shahed-136 và Shahed-131.

Iran cung cấp đáng kể drone cho các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực như nhóm Hamas, Hezbollah và lực lượng Houthi ở Yemen. Các drone này cũng được cung cấp cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine, EurAsian Times đưa tin.

Xét thực tế, quân đội Mỹ hiện nay (cũng như quân đội của nhiều nước khác) đối diện với áp lực phải phát minh và phát triển các khả năng chống drone hiệu quả hơn - một nhiệm vụ đầy thách thức.

Vì drone là một loại vũ khí giá rẻ, việc sử dụng các biện pháp đối phó có chi phí cao, đơn cử như tổ hợp tên lửa phòng không Patriot (từ 3-4 triệu USD cho mỗi tên lửa), không phải là điều lý tưởng.

Bên cạnh đó, cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo điều kiện để drone ngày càng trở nên mạnh hơn.

Nhu cầu cao cho drone quân sự

Theo EurAsian Times, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy drone quân sự hiện đang thống trị thị trường thiết bị không người lái toàn cầu, chiếm khoảng 48,6% thị phần. Theo đó, lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật đang là động lực phát triển của thị trường drone, khi chiếm tỉ trọng doanh thu đáng kể 26,4%.

Thị trường drone toàn cầu đến cuối năm 2023 ước tính đạt 34,5 tỉ USD và dự kiến sẽ có mức tăng trưởng đáng kể, đạt 101,1 tỉ USD vào năm 2032.

Về mặt địa chính trị, khảo sát cũng cho thấy châu Á - Thái Bình Dương là khu vực dẫn đầu thị trường với tỉ trọng doanh thu chiếm 39,6%.

Cùng với đó, năng lực sản xuất đã đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành "nhà sản xuất" drone chủ chốt, phục vụ nhu cầu nội địa và toàn cầu. Các ngành công nghiệp tại khu vực này, như nông nghiệp hay xây dựng, cũng được hưởng lợi từ các ứng dụng linh hoạt của drone.