Việc hỗ trợ xây dựng Quỹ nhằm giúp đỡ thành viên HTX, THT xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển rừng và trang trại nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế bền vững.
Mô hình tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường và khí hậu.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng xanh trong phát triển kinh tế bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kì 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có định hướng phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh.
Thời gian qua, hoạt động tín dụng xanh cũng đã được triển khai thực hiện trong những năm gần đây và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Ví dụ tại tỉnh miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái. Các hoạt động hỗ trợ của Chương trình FFF II hướng tới mục tiêu hỗ trợ, động viên các hộ nông dân, HTX, THT tiếp tục phát triển sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển rừng và trang trại, rừng gỗ lớn, phát triển sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm ngoái Yên Bái đã hỗ trợ kinh phí xây dựng Quỹ tín dụng xanh cho 5 hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia Chương trình.Năm 2022, thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Quản lý Chương trình FFF Trung ương, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ kinh phí xây dựng Quỹ tín dụng xanh cho 5 hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia Chương trình.
Việc hỗ trợ xây dựng Quỹ nhằm giúp đỡ thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển rừng và trang trại nhằm xóa đói giảm nghèo, phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao quy mô sản xuất, kinh doanh hàng hóa, phát triển ngành nghề; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ thành viên để tạo ra các sản phẩm nông sản giá trị cao và các dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dựa vào hệ sinh thái và bảo vệ mội trường.
5 THT, HTX tham gia Chương trình gồm: 2 THT trồng rừng gỗ lớn thôn Tân Phong và thôn Đông Ké, xã Tân Nguyên; HTX Thịnh Phát, xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình); Hợp tác xã Môi trường và dịch vụ nông nghiệp xã Đào Thịnh, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tân Đồng (huyện Trấn Yên). Qua 2 năm triển khai, qua tuyên truyền, vận động đóng góp xây dựng và phát triển Quỹ, thành viên các HTX, THT đã đóng góp 64 triệu đồng, nâng tổng nguồn Quỹ tín dụng xanh đạt 123 triệu đồng, cho 15 thành viên vay vốn để phát triển kinh kế, mở rộng quy mô sản xuất. Qua kiểm tra, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ vay.
Được biết, đầu năm 2024, Ban quản lý Chương trình FFF II – Hội Nông dân tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức bàn giao Quỹ tín dụng xanh cho các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia Chương trình FFF trên địa bàn huyện Yên Bình và Trấn Yên.
Theo đó, Ban quản lý Chương trình FFF II sẽ bàn giao Quỹ tín dụng xanh cho hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Tân Nguyên, tổ hợp tác thôn Đông Ké, xã Tân Nguyên (huyện Yên Bình); hợp tác xã quế dược liệu xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Mỗi quỹ tín dụng xanh hỗ trợ cho hợp tác xã được 13 triệu đồng, cho tổ hợp tác là 10 triệu đồng.
Đăng thảo luận