Nội dung về thí điểm chuyển đổi xe máy điện ở Cần Giờ được nêu tại hội thảo chính sách và giải pháp về giao thông vận tải cho phát triển kinh tế xanh tại TP.HCM, chiều 22-8.

TP.HCM cần gần ngàn tỉ đồng để chuyển đổi xe máy điện ở Cần Giờ  第1张

Bà Nguyễn Thị Lệ - chủ tịch HĐND TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Lệ - chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM - cho biết mỗi năm TP phát thải 35 triệu tấn carbon, trong đó riêng ngành giao thông là 13 triệu tấn. Theo thống kê cuối năm 2023, thành phố có 10 triệu phương tiện giao thông, với hơn 7,6 triệu xe máy.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Long - hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM, tại Việt Nam, hơn 50% lượng phát thải carbon trong các đô thị đến từ giao thông vận tải. "Để phát triển TP.HCM thành đô thị xanh, giao thông phải đi trước", ông Long nói.

Đại diện Sở Giao thông vận tải TP, ông Võ Khánh Hưng, phó giám đốc sở, cho biết để làm giao thông xanh, sở đang thực hiện đề án kiểm soát khí thải và chọn thí điểm ở huyện Cần Giờ.

TP.HCM cần gần ngàn tỉ đồng để chuyển đổi xe máy điện ở Cần Giờ  第2张

Đường Rừng Sác chạy dọc huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Trong tham luận về thực hiện thí điểm chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện tại huyện Cần Giờ, bà Phan Thụy Kiều (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho biết đối tượng áp dụng là hộ cận nghèo và cá nhân, hộ gia đình là chủ sở hữu phương tiện giao thông theo quy định.

"Qua nghiên cứu, tại Cần Giờ xe máy là phương tiện gây ra lượng phát thải gây ô nhiễm không khí cao nhất", bà Kiều thông tin.

  • TP.HCM cần gần ngàn tỉ đồng để chuyển đổi xe máy điện ở Cần Giờ  第3张

    Kế hoạch phát triển giao thông Cần Giờ có nhiều dự án trọng điểm của TP.HCMĐỌC NGAY

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các chương trình, dự án cần triển khai thực hiện bao gồm: ưu đãi hỗ trợ người dân, hộ gia đình chuyển đổi sang xe máy điện; phát triển giao thông công cộng xanh; phát triển hạ tầng thúc đẩy sử dụng giao thông công cộng

Bà Kiều cho biết tổng kinh phí thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông sang sử dụng năng lượng sạch vào khoảng 974,4 tỉ đồng, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đến năm 2025 là 319 tỉ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 655,4 tỉ đồng.

Trong đó vốn ngân sách khoảng 384,1 tỉ đồng; vốn doanh nghiệp, xã hội hóa khoảng 590,4 tỉ đồng.

Cần Giờ là khu vực duy nhất của TP.HCM giáp biển, với 23km bờ biển và hệ thống rừng ngập mặn lớn.

Trong chiến lược phát triển bền vững của TP.HCM và quốc gia, Cần Giờ đang triển khai các kế hoạch để phát triển kinh tế biển.

Theo nghị quyết 12, mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Cần Giờ thành thành phố biển tăng trưởng xanh, thông minh và thân thiện với môi trường. Địa phương này sẽ trở thành trung tâm kinh tế hàng hải và du lịch, bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học.