Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực, cố gắng vượt khó của một số bộ, ngành, địa phương. Nhất là Hà Nội, TP.HCM đã đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách cả nước.

Thủ tướng biểu dương Hà Nội, TP.HCM đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách  第1张

Thủ tướng chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới - Ảnh: VGP

Các kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận là sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 7-10. 

Đó là sự lãnh đạo của cấp ủy, sự vào cuộc của chính quyền, sự đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế. 

Cùng đó là quy trình được cải thiện tốt hơn, các thủ tục hành chính được cắt giảm, tích cực xóa bỏ cơ chế xin cho, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Nhiều địa phương đã nỗ lực cố gắng dù khó khăn

Đặc biệt, Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực, cố gắng vượt khó của một số bộ, ngành, địa phương. Nhất là Hà Nội, TP.HCM đã đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách cả nước, trong đó Hà Nội đóng góp 25,93%, TP.HCM đóng góp 25,45%. 

Sự nỗ lực, chia sẻ khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương, nhất là Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng trong quá trình khắc phục hậu quả bão số 3. Một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng nỗ lực lớn như Đắk Lắk, Đắk Nông; các tỉnh đạt tăng trưởng trên 10% như Bắc Giang, Hà Nam, Thanh Hóa, Khánh Hòa...

  • Thủ tướng biểu dương Hà Nội, TP.HCM đóng góp trên 51% tổng thu ngân sách  第2张

    Kinh tế chịu tác động kép song phục hồi tích cựcĐỌC NGAY

Tuy vậy, Thủ tướng nhìn nhận nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn thách thức. Trong đó nổi bật là bão số 3 gây thiệt hại lớn, hậu quả COVID-19 vẫn còn. Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao. 

Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, sản xuất một số lĩnh vực còn khó khăn. 

Ông nhìn nhận vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ, một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, việc nắm tình hình, tham mưu, phản ứng chính sách một số trường hợp còn lúng túng…

Với những thách thức lớn đặt ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có phản ứng chính sách phù hợp, có giải pháp kịp thời, linh hoạt, hiệu quả. 

Không có lý do gì mà không xóa bỏ cơ chế xin cho

Trong đó, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 với quan điểm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". 

"Không có lý do gì mà chúng ta không phân cấp, phân quyền, không có lý do gì mà không xóa bỏ cơ chế xin cho. Quá trình thực hiện có thể có vướng mắc, xuất hiện các mâu thuẫn thì chúng ta tiếp tục giải quyết" - Thủ tướng nói. 

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các giải pháp, trước hết là tập trung phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh. 

Chuẩn bị các đề án, báo cáo trình Quốc hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng trên 7%, tăng trưởng quý 4 từ 7,5-8%.

Tập trung đẩy mạnh, tạo đột phá giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy mạnh mẽ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%. Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị. 

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, tháo gỡ vướng mắc pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số. Tiếp tục xử lý dứt điểm các vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài, các ngân hàng yếu kém. Gồm phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức... 

Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường; gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh. Tăng cường thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách...