Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực hội đồng thẩm định liên ngành) vừa có thông báo kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo phương thức đối tác công-tư (PPP).
Về việc không lựa chọn được nhà đầu tư, hội đồng đề nghị UBND tỉnh Lào Cai giải trình, làm rõ một số nội dung và đề xuất giải pháp.
Phối cảnh Cảng hàng không Sa Pa.
Trước đó, khảo sát của UBND tỉnh Lào Cai cho thấy, có hai nhà đầu tư muốn làm sân bay Sa Pa là Công ty TNHH Dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan Sapa (thuộc Tập đoàn SunGroup) và Công ty CP Tập đoàn T&T. Tuy nhiên, sau khi phát hành hồ sơ mời thầu, không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ dự thầu.
Lý giải về điều này, địa phương cho rằng việc đầu tư vào hạ tầng sân bay cần nguồn vốn rất lớn, trong khi thời gian thu hồi vốn kéo dài, khiến nhiều nhà đầu tư còn e dè, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cũng như khó khăn trong lĩnh vực bất động sản.
Về việc Lào Cai muốn điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tăng phần vốn góp của Nhà nước từ 39,29% lên 49,74%, Hội đồng thẩm định liên ngành đề nghị địa phương làm rõ cơ sở đề xuất, phân tích sâu hơn nữa mối quan hệ của việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước với việc không có nhà đầu tư tham gia dự thầu.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết đang lập đề án xã hội hóa ngành hàng không để trình các cấp có thẩm quyền. Hội đồng đề nghị UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT làm rõ các điều kiện cần thiết, đảm bảo tính khả thi trong việc thu hút vốn đầu tư dự án.
Một trong những khó khăn của việc triển khai dự án hiện nay chính là thời gian hoàn vốn rất dài, khó thu hút vốn từ các ngân hàng thương mại. Theo tính toán từ địa phương, thời gian hoàn vốn lên tới 43 năm 11 tháng.
Dự báo nhu cầu vận tải của Cảng hàng không Sa Pa cũng bị chỉ ra là chưa đủ cơ sở thuyết phục. Vị trí cảng hàng không cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 80km, phân lưu với các tuyến đường cao tốc, đường sắt kết nối tỉnh Lào Cai với các địa phương.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Lào Cai cho rằng, dự kiến năm 2027 sẽ có khoảng 1 triệu khách hàng đi bằng máy bay của cảng hàng không Sa Pa là khả thi. Đường kết nối đến cảng hàng không đang được đầu tư nâng cấp (đoạn từ thành phố Lào Cai đến Sapa khoảng 30km - tuyến Quốc lộ 4D và tỉnh lộ 155; dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối thị xã Sa Pa với huyện Tam Đường, Lai Châu)
Hội đồng thẩm định cũng yêu cầu UBND tỉnh Lào Cai phải làm rõ nguồn vốn đầu tư, tổng mức đầu tư, thời gian, tiến độ, hình thức lựa chọn nhà đầu tư…. của dự án.
Tháng 10/2021, Thủ tướng có Quyết định số 1773/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức PPP. Tổng mức đầu tư của dự án gần 7.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 gần 4.200 tỷ đồng, giai đoạn 2 gần 2.800 tỷ đồng.
Dự kiến quy mô xây dựng Cảng hàng không Sa Pa chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2021, xây dựng Cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II, đạt công suất 1,5 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 2 thực hiện sau năm 2028, hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 3,0 triệu hành khách/năm đảm bảo phù hợp với quy hoạch.
Địa điểm thực hiện dự án tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên. Nhu cầu sử dụng đất dự kiến là 371 ha. Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm (thời gian xây dựng dự kiến là 4 năm; thời gian vận hành, khai thác và thu hồi vốn là 46 năm).
Gần 7.000 tỷ đồng xây dựng sân bay Sapa 22/10/2021 Du khách Tây thích thú đi cà kheo, chơi bịt mắt bắt dê ở Sapa 14/02/2024 Cập nhật các điểm du lịch kỳ nghỉ lễ: Sapa, Đà Lạt đông nghẹt, chuyển hướng đi đâu cho thoáng? 30/04/2024Hàng không - Du lịch
Mãn nhãn xem màn bay liệng bắt cá của nhạn biển Cần Giờ
Hàng không - Du lịch
Sự thật ít biết về chiếc khăn tối màu vắt ngang giường khách sạn
Hàng không - Du lịch
Hoang tàn Làng Việt cổ nổi tiếng trên đất cố đô
Kinh tế
Đô thị sân bay Long Thành được quy hoạch như thế nào?
Hàng không - Du lịch
Đăng thảo luận