(NLĐO) – Gần 100 các chuyên gia, đại diện các trường CĐ trên toàn quốc đã tham gia bàn luận về những khó khăn, thuận lợi khi thiết kế chương đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại các trường cao đẳng.

Chiều 16-8, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (quận 1, TP HCM) đã tổ chức hội thảo "Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn tại các trường cao đẳng". 

 Trường cao đẳng cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành bán dẫn 第1张

Hội thảo quy tụ gần 100 người tham dự là các chuyên gia, đại diện các trường CĐ trên toàn quốc

Chia sẻ tại hội thảo, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết bán dẫn và vi mạch đã được Chính phủ xác định là một trong các ngành công nghệ cao, được ưu tiên. Tuy nhiên, ngành này đang được quan tâm, tập trung đào tạo tại các trường đại học nhiều hơn các trường cao đẳng.

Theo ông Dũng, thực tế, bậc GDNN cung cấp nguồn nhân lực tay nghề cao cho thành phố rất lớn, một số trường CĐ đã và đang tiên phong phối hợp với doanh nghiệp đào tạo cho ngành này.

 Trường cao đẳng cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành bán dẫn 第2张

Nhiều vấn đề liên quan đến đào tạo ngành bán dẫn được các chuyên gia bàn luận

 Trường cao đẳng cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành bán dẫn 第3张

GS-TS Đặng Lương Mô khẳng định Việt Nam không thiếu nhân tài trong ngành bán dẫn

TS Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết nhiều ông lớn trong ngành bán dẫn như Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor đã đầu tư vào Việt Nam với nhiều dự án lên tới hàng tỉ USD. Nhiều công ty trong nước cũng đang gia nhập thị trường này như Viettel, FPT, VNChip,…Theo TS Kha, các trường CĐ cần có sự chuẩn bị thật tốt để "lấn sân" vào đào tạo lĩnh vực này, góp phần cung cấp nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam.

GS-TS Đặng Lương Mô, Giáo sư danh dự ĐH HOSEI (Nhật Bản), cố vấn ĐHQG TP HCM, Chủ tịch danh dự Hội Vi mạch Bán dẫn TP HCM, nhấn mạnh trong giai đoạn xây dựng công nghiệp bán dẫn – vi mạch sắp tới, nên chú trọng tới mảng nghiên cứu phát triển chuyên sâu về khoa học cơ bản liên quan đến chất bán dẫn, quy trình chế biến bán dẫn - cơ sở khoa học công nghệ trực tiếp liên quan đến nền công nghiệp bán dẫn – vi mạch.