Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) rất lớn, chính vì vậy việc đảm bảo học sinh của được trang bị những kỹ năng thiết yếu là nhiệm vụ hết sức cấp bách.

Đề xuất khung năng lực trí tuệ nhân tạo cho học sinh phổ thông  第1张 Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo tham vấn "Khung năng lực trí tuệ nhân tạo cho học sinh phổ thông” diễn ra ngày 16/10, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhận định: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà trí tuệ nhân tạo đang nhanh chóng định hình lại tư duy phát triển, chiến lược quốc gia về ngành công nghiệp, nền kinh tế và cả cuộc sống hàng ngày. Tiềm năng của AI rất lớn, vì vậy việc đảm bảo học sinh của được trang bị những kỹ năng thiết yếu để phát triển trong bối cảnh mới này là nhiệm vụ hết sức cấp bách.
Khung năng lực AI cho học sinh của UNESCO được giới thiệu vào tuần lễ số của UNESCO vào đầu tháng 9/2024. Sáng kiến này cung cấp tư liệu quý giá cho các nhà giáo dục, các tổ chức xác định các năng lực thành phần cốt lõi của khung năng lực AI, đồng thời gợi mở những ý tưởng để áp dụng khung vào trong nhà trường.
Nhóm nghiên cứu đã nỗ lực thích ứng khung của UNESCO phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam, để đảm bảo học sinh không chỉ thành thạo các kỹ năng kỹ thuật cần thiết mà còn đặt ra những lưu ý khi sử dụng hướng đến phát triển con người, những cân nhắc đạo đức cần thiết cho việc sử dụng AI có trách nhiệm. Đây không chỉ là việc dạy học sinh cách sử dụng các công cụ AI mà còn trao quyền cho học sinh trở thành những nhà sáng tạo có trách nhiệm, biết cách tận dụng công nghệ vì lợi ích chung.
GS. Lê Anh Vinh cho rằng: "Tích hợp năng lực AI vào chương trình giảng dạy, lồng ghép các kỹ năng AI vào nhiều các môn học tạo ra một môi trường học tập sáng tạo. Khi học sinh hiểu rõ tiềm năng và giới hạn của AI, họ trở thành những công dân có hiểu biết, có thể tham gia vào các cuộc thảo luận có ý nghĩa về tác động của công nghệ này đối với xã hội. Thông qua đó, không chỉ trang bị cho học sinh những kỹ năng đúng đắn, chuẩn bị tương lai nghề nghiệp mà còn trao quyền cho học sinh để có khả năng giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập và xã hội”.
Theo bà Tara O’Connell, Trưởng Chương trình Giáo dục, Tổ chức UNICEF Việt Nam, sự phát triển của AI trong bối cảnh toàn cầu hiện nay vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với giáo dục. Thực tế mới này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong các kỹ năng giáo dục cho học sinh, sinh viên thông qua hệ thống giáo dục quốc gia. Ngoài các môn học truyền thống, học sinh sẽ cần các năng lực về tư duy phân tích, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự chủ, hợp tác và đạo đức để thành công trong cuộc sống khi mà công nghệ thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Thời điểm này, AI đang ở giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, do vậy học sinh cần có những kiến ​​thức AI cơ bản, nuôi dưỡng sự tự tin và năng lực trong việc điều hướng bối cảnh công nghệ đang phát triển. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị thiết yếu, cơ bản, sẵn sàng cho những nghề nghiệp trong tương lai do AI thúc đẩy trong kỷ nguyên số.
Khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho học sinh Việt Nam được đề xuất dựa trên của kết quả nghiên cứu về kỹ năng số đã triển khai ở Việt Nam, Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các chương trình giáo dục  liên quan đến trí tuệ nhân tạo trên thế giới, tham vấn nhiều vòng của các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia phát triển chương trình và các chuyên gia  công nghệ giáo dục gồm 4 phần: Tư duy lấy con người làm trung tâm; đạo đức khi sử dụng AI; nền tảng và kĩ năng sử dụng AI; thiết kế hệ thống AI.
(Theo Báo Tin tức)