Có những người ăn uống thoải mái mà vẫn duy trì vóc dáng mảnh mai, trong khi những người khác lại dễ dàng tăng cân dù ăn uống rất điều độ. Điều này khiến nhiều người tò mò và đặt câu hỏi về lý do tại sao có sự khác biệt như vậy.
Có nhiều người dù ăn cả thế giới cũng không tăng cân.
Thực tế, theo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hà (Viện Dinh Dưỡng), việc tăng cân hay giảm cân không chỉ phụ thuộc vào lượng thức ăn nạp vào mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp khác, bao gồm:
Chuyển hóa cơ bản: Mỗi người có một tốc độ chuyển hóa cơ bản khác nhau, tức là lượng calo cơ thể đốt cháy khi nghỉ ngơi. Những người có chuyển hóa cơ bản cao thường đốt cháy nhiều calo hơn, do đó khó tăng cân hơn.
Rất nhiều người gầy khó tăng cân mà không biết tại sao ăn mãi không béo. Những trường hợp này là do cơ thể chuyển hóa năng lượng cao tức là mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động cao hơn nhiều so với người bình thường.
Các trường hợp có mức chuyển hóa năng lượng cao sẽ hay có biểu hiện tim đập nhanh, da luôn nóng,... Để hạn chế tiêu hao năng lượng tốt nhất nên tránh dùng chất kích thích, đồ uống có ga và bổ sung thực phẩm có tính hàn trong thực đơn hằng ngày.
Có nhiều người thể trạng yếu, suy nhược cơ thể nên không hấp thụ được thức ăn và dẫn tới biếng ăn. Bạn không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho bản thân dễ khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống.
Việc hấp thụ kém còn có thể do lợi khuẩn đường ruột của bạn không tốt hoặc có thể bạn đang có vấn đề về hệ tiêu hóa. Gây cản trở quá trình chuyển hóa trao đổi chất, mất cân bằng về thể trạng.
Một số người gầy "bền vững" là do gen.
Thành phần cơ thể: Cơ bắp đốt cháy calo nhiều hơn mỡ. Những người có tỷ lệ cơ bắp cao thường có tốc độ chuyển hóa cao hơn và dễ dàng duy trì cân nặng. Ngược lại, những người có tỷ lệ mỡ cao thường có tốc độ chuyển hóa thấp hơn và dễ tăng cân.
Hoạt động thể chất: Mức độ hoạt động thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến lượng calo tiêu thụ. Những người thường xuyên tập thể dục sẽ đốt cháy nhiều calo hơn và khó tăng cân.
Di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng trong việc quy định cân nặng và hình dáng cơ thể. Một số người có gen dễ tăng cân, trong khi những người khác có gen dễ duy trì cân nặng ổn định.
Hormone: Các hormone như insulin, leptin và ghrelin có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm giác đói và no, cũng như quá trình chuyển hóa năng lượng. Sự mất cân bằng hormone có thể dẫn đến tăng cân hoặc giảm cân không mong muốn.
Vi khuẩn đường ruột: Nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Một số loại vi khuẩn có thể giúp tăng cường khả năng chuyển hóa thức ăn và giảm hấp thu chất béo, trong khi các loại khác có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tích trữ mỡ.
Thói quen ăn uống: Khi ăn uống mà không chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa thì cũng khó hấp thu được dinh dưỡng nên không thể tăng cân. Mặt khác, có nhiều người bỏ bữa sáng, theo thời gian khiến dạ dày gặp vấn đề và cơ thể dễ mắc nhiều bệnh lý nên việc hấp thu dưỡng chất cũng khó khăn.
Một điều không thể bỏ qua nữa là nhiều người ăn quá nhiều đồ ăn trong một bữa vô tình tạo áp lực cho hệ tiêu hóa và thức ăn không chuyển hóa được thành chất dinh dưỡng. Đây cũng chính là lý do tại sao ăn mãi không béo.
Stress: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng sản xuất hormone cortisol, gây ra cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tích trữ mỡ ở vùng bụng.
Giấc ngủ: Thiếu ngủ có thể làm rối loạn các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no, dẫn đến tăng cân.
Thuốc men: Một số loại thuốc có thể gây tăng cân như thuốc chống trầm cảm, thuốc corticosteroid.
Tuổi tác: Quá trình lão hóa làm giảm tốc độ chuyển hóa cơ bản, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.
Ngoài những lý do kể trên, bạn cũng nên cảnh giác với một số bệnh lý bên trong cơ thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng dù đã có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.
Bệnh cường giáp: Cường giáp làm tăng tiết hormone tuyến giáp nên quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, phải đốt cháy calo nhiều hơn. Bệnh nhân bị cường giáp không điều trị sớm thì sẽ bị sụt cân, khó và thậm chí không thể tăng cân được dù đã ăn rất nhiều.
Bệnh tiểu đường: Bị tiểu đường thường ăn nhiều mà không tăng được cân. Do bệnh lý này hay gắn với người béo phì nên nhiều người chủ quan không biết rằng đó chính là nguyên nhân khiến người gầy ăn mãi không tăng cân. Khi dư thừa đường huyết trong cơ thể thì sẽ đào thải qua nước tiểu gây mất glucose nên dù ăn nhiều nhưng không tăng được cân hoặc bị sụt cân.
Quá gầy với nhiều người là một nỗi ám ảnh thường niên, giống như một số người quá béo.
Bệnh viêm ruột: Tình trạng viêm nhiễm trong bệnh lý này ảnh hưởng đến chức năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm đưa vào cơ thể, gây mất nước, tiêu chảy,... nên người bệnh cũng khó tăng cân.
Bị rối loạn ăn uống: Tình trạng này liên quan trực tiếp đến tâm thần và tâm lý nên người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong ăn uống và duy trì cân nặng. Một số trường hợp bị rối loạn mức độ nặng và chán ăn tâm thần còn giảm cân nhanh và rất khó tăng cân trở lại.
Xem nhiềuSức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận