(Dân trí) - Dịp cuối năm là thời điểm những kẻ lừa đảo tích cực hoạt động để chiếm đoạt tiền và tài sản của người dân. Đặc biệt, những chiêu lừa tinh vi trên mạng xã hội hoặc qua các ứng dụng tin nhắn "nở rộ".
Thời điểm cuối năm dương lịch và cận Tết Nguyên Đán là dịp nhiều người tăng cường mua sắm, chuyển tiền hoặc tìm kiếm việc làm thêm… đây cũng là cơ hội để những kẻ lừa đảo tung ra những "chiêu lừa" hết sức tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản hoặc thông tin cá nhân của những người nhẹ dạ, cả tin.
Đặc biệt, những kẻ lừa đảo đang tận dụng những công nghệ mới như deepfake, trí tuệ nhân tạo… để tung ra những chiêu lừa hết sức tinh vi, khiến nạn nhân dễ dàng bị mắc bẫy.
Dưới đây là những chiêu trò lừa đảo đang "nở rộ" trên mạng xã hội trong thời điểm cuối năm mà bạn đọc cần nắm rõ để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ xấu.
Mạo danh người thân để lừa tiền qua Zalo, Messenger
Trên thực tế, đây là chiêu lừa không mới, nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, thậm chí có trường hợp đã bị mất hàng trăm triệu đồng vì chiêu trò lừa đảo này.
Theo đó, những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng mã độc, phần mềm độc hại… nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook của người khác. Sau đó, chúng sẽ mạo danh chủ tài khoản Facebook, nhắn tin cho những người có trong danh sách bạn bè để mượn tiền.
Đối tượng Phan Huỳnh Quỳnh Như sử dụng chiêu lừa phổ biến trên Zalo để chiếm đoạt 800 triệu đồng, vừa bị công an thành phố Huế bắt giữ (Ảnh: Công an Thừa Thiên Huế).
Đáng chú ý, những kẻ lừa đảo sau khi chiếm đoạt tài khoản Facebook của người khác sẽ đọc kỹ những nội dung tin nhắn để tìm ra những người thân quen của nạn nhân, nắm bắt các mối quan hệ của người đó… giúp chúng dễ dàng thuyết phục những người khác để mượn tiền của họ.
Ngoài ra, những kẻ lừa đảo sẽ nhắm đến những gia đình có điều kiện và có người thân ở xa, sau đó tạo lập các tài khoản mạng xã hội Zalo giả danh người thân của bị hại để nhắn tin mượn tiền.
Bằng hình thức lừa đảo này, một đối tượng tại thành phố Huế đã chiếm đoạt 800 triệu đồng từ một nạn nhân. Mới đây, đối tượng này đã bị công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Trên thực tế, hình thức mạo danh người thân trên Zalo cũng như các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, WhatsApp… để nhắn tin mượn tiền là chiêu lừa không mới. Do vậy, mọi người nên đề cao cảnh giác để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo và thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện bị lừa thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Khi có người mượn tiền, hãy gọi điện trực tiếp cho họ thông qua số điện thoại, thay vì gọi điện qua Zalo hay gọi điện video. Ngoài ra, nếu người mượn tiền ở chung địa phương, hãy yêu cầu họ đến nơi gặp mặt trực tiếp nếu cần mượn tiền, thay vì liên lạc qua mạng xã hội.
Sử dụng A.I, deepfake để tạo hình ảnh, video nhằm mục đích lừa đảo, tống tiền
Deepfake là công nghệ trí tuệ nhân tạo, sử dụng kỹ thuật tổng hợp hình ảnh của một người nào đó để kết hợp và chồng hình ảnh gương mặt lên một video hoặc hình ảnh của người khác.
Deepfake sẽ trải qua một "quá trình học", dựa vào các dữ liệu đầu vào nhằm tạo ra mô hình và lựa chọn thuật toán phù hợp để liên tục xử lý và học từ các mô hình đó. Sau một thời gian "học", deepfake có thể ghép khuôn mặt với độ chính xác cao mà khó có thể nhận ra bằng mắt thường.
Một bác sĩ tại Hà Nội bị kẻ xấu ghép mặt vào hình ảnh, video bằng deepfake để tống tiền (Ảnh chụp màn hình).
Công nghệ deepfake đã từng được sử dụng để tạo ra những đoạn video giả mạo, với gương mặt của những người nổi tiếng được ghép vào các đoạn video y như thật. Thậm chí kỹ thuật này còn được sử dụng để tạo ra các bộ phim khiêu dâm với gương mặt của bất kỳ ai.
Trước đây, công nghệ deepfake thường khó sử dụng và đòi hỏi những người có trình độ kỹ thuật cao mới có thể dùng được. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công cụ xử lý, ghép video và hình ảnh tích hợp công nghệ deepfake được ra đời, cho phép mọi người có thể dễ dàng ghép mặt người khác vào những đoạn video và hình ảnh bất kỳ.
Video hoán đổi gương mặt Tom Cruise vào nhân vật Iron Man nhờ Deepfake (Video: Instagram).
Lợi dụng điều này, những kẻ lừa đảo đã sử dụng các phần mềm tích hợp deepfake để tạo ra những hình ảnh, video nhằm mạo danh người thân để vay mượn tiền qua mạng xã hội. Gần đây nhất, một người phụ nữ sống tại TPHCM đã trở thành nạn nhân của chiêu lừa đảo này và bị kẻ gian chiếm đoạt 70 triệu đồng.
Ngoài ra, những kẻ xấu còn sử dụng deepfake để tạo ra những hình ảnh, video khiêu dâm với gương mặt của người khác, sau đó gửi những hình ảnh và video cho họ để tống tiền, với lời đe dọa nếu không chịu gửi tiền sẽ phát tán những nội dung khiêu dâm này lên mạng xã hội.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Để tránh sập bẫy của kẻ gian, người dùng cần hết sức cảnh giác và luôn luôn xác thực danh tính người thân trước khi chuyển tiền, bằng cách gọi điện trực tiếp thông qua số điện thoại, thay vì gọi điện video qua Zalo hay Messenger.
Trong trường hợp bị tống tiền vì hình ảnh hoặc video giả mạo tạo ra bằng deepfake, người dùng cần phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý, xác định danh tính những kẻ lừa đảo kịp thời.
Mạo danh cơ quan chức năng để chiếm đoạt thông tin cá nhân
Những kẻ lừa đảo sẽ mạo danh cơ quan chức năng như công an, tòa án, cơ quan thuế… gọi trực tiếp đến số điện thoại của người dùng, cáo buộc họ mắc phải một lỗi nào đó như liên quan đến đường dây lừa đảo, nợ thuế thu nhập… đồng thời yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận.
Nhiều người nhẹ dạ cả tin sẽ cảm thấy lo lắng khi bị cơ quan chức năng "hỏi thăm", lập tức cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân của mình như họ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà riêng… những kẻ lừa đảo thậm chí còn yêu cầu nạn nhân chụp ảnh 2 mặt thẻ căn cước công dân hoặc bằng lái xe máy, sau đó gửi cho chúng qua Zalo hoặc email.
Người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân như họ, tên, địa chỉ… cho các đối tượng lạ mặt liên lạc qua điện thoại hoặc Zalo (Ảnh minh họa: Facebook).
Khi có đầy đủ thông tin cá nhân của người dùng và ảnh căn cước, những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng những thông tin này để vay tiền thông qua các ứng dụng vay tiền hoặc các tổ chức tín dụng. Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng lỗ hổng của các ứng dụng vay tiền, đó là chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại và ảnh thẻ căn cước là đã có thể vay được tiền.
Điều này sẽ khiến nạn nhân phải mang những khoản vay "trên trời rơi xuống", dù họ không hề vay tiền các tổ chức tín dụng hoặc các ứng dụng cho vay.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Để không trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này, bạn tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt ảnh chụp thẻ căn cước, ảnh chụp bằng lái xe… cho những người mà mình không quen biết, cũng như không đăng tải công khai những thông tin cá nhân lên mạng xã hội, tránh bị người khác lấy cắp và lợi dụng cho những mục đích xấu.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo bài viết của Dân trí tại đây để kiểm tra xem thông tin cá nhân của mình có bị lợi dụng để đứng tên các khoản vay tiền nào hay không.
Chiêu lừa bán thiết bị điện tử với giá rẻ để chiếm đoạt tài sản
Nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng mạnh trong dịp cuối năm và cận Tết, trong đó nhiều người thường lựa chọn mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử hoặc trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo…
Lợi dụng điều này, nhiều kẻ lừa đảo đã thực hiện hành vi rao bán các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop… với mức giá rẻ hơn so với thị trường. Những kẻ này sẽ quảng cáo sản phẩm của mình là "xách tay" từ nước ngoài nên được miễn thuế, hoặc sản phẩm dành riêng cho nhân viên, nên có giá bán rẻ hơn thị trường nhằm thuyết phục người dùng.
Nhiều lời chào mời mua hàng với giá rẻ trên mạng xã hội, có thể khiến nhiều người bị mắc lừa (Ảnh chụp màn hình).
Thông thường, những kẻ lừa đảo này sẽ yêu cầu người dùng trả tiền trước để được hưởng các ưu đãi như miễn phí ship hoặc được tặng thêm quà…
Khi người dùng đặt mua những sản phẩm này, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi những loại hàng nhái, hàng giả không đúng như quảng cáo, với giá trị thấp hơn rất nhiều so với số tiền mà người dùng đã bỏ ra để mua sản phẩm.
Đôi khi, những kẻ lừa đảo còn tinh vi đến mức giả làm người giao hàng để nhận tiền trực tiếp từ người mua, rồi nhanh chóng rời đi ngay sau khi nhận tiền mà không để người mua kịp kiểm tra hàng.
Thậm chí, những kẻ lừa đảo sẽ "ôm" tiền mà không gửi bất kỳ sản phẩm nào cho người mua.
Lúc nhận ra mình bị lừa, người dùng sẽ liên lạc lại với phía người bán, nhưng mọi kênh liên lạc đều đã bị chặn, từ Facebook đến Zalo, số điện thoại… Lúc này, nạn nhân sẽ rơi vào bế tắc vì không có cách nào để giải quyết do không còn liên hệ được với người bán, trong khi tiền thì đã thanh toán.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Để tránh kiểu lừa đảo này, người dùng nên đặt mua sản phẩm tại những hệ thống lớn và uy tín hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử lớn, đồng thời xem kỹ đánh giá về người bán trước khi mua hàng.
Hiện các sàn thương mại điện tử có những cách khác nhau để ngăn chặn tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng, như cho phép người dùng trả lại sản phẩm rồi hoàn tiền; giữ tiền thanh toán một thời gian trước khi chuyển cho phía người bán đề phòng trường hợp người mua khiếu nại và trả lại hàng do không nhận đúng sản phẩm…
Ngoài ra, người mua cũng nên kiểm tra hàng ngay khi nhận và chỉ trả tiền khi đã nhận đúng sản phẩm mình đặt mua, tránh chuyển tiền trả trước rồi mới nhận hàng. Để đề phòng, người dùng cũng nên quay video lại quá trình mình mở hộp đựng sản phẩm để có thể khiếu nại nếu cần.
Lời kết
Trên đây là một vài chiêu trò lừa đảo tinh vi được nhiều kẻ xấu lợi dụng để thực hiện trong thời điểm cuối năm, bạn đọc nên nắm rõ để không trở thành nạn nhân, tránh trường hợp vừa mất tiền vừa khiến tâm lý trở nên không thoải mái khi năm mới đang đến gần.
Sức mạnh sốCảnh báo những chiêu lừa đảo tinh vi trên mạng xã hội "nở rộ" dịp cuối năm
(Dân trí) - Dịp cuối năm là thời điểm những kẻ lừa đảo tích cực hoạt động để chiếm đoạt tiền và tài sản của người dân. Đặc biệt, những chiêu lừa tinh vi trên mạng xã hội hoặc qua các ứng dụng tin nhắn "nở rộ".
Thời điểm cuối năm dương lịch và cận Tết Nguyên Đán là dịp nhiều người tăng cường mua sắm, chuyển tiền hoặc tìm kiếm việc làm thêm… đây cũng là cơ hội để những kẻ lừa đảo tung ra những "chiêu lừa" hết sức tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản hoặc thông tin cá nhân của những người nhẹ dạ, cả tin.
Đặc biệt, những kẻ lừa đảo đang tận dụng những công nghệ mới như deepfake, trí tuệ nhân tạo… để tung ra những chiêu lừa hết sức tinh vi, khiến nạn nhân dễ dàng bị mắc bẫy.
Dưới đây là những chiêu trò lừa đảo đang "nở rộ" trên mạng xã hội trong thời điểm cuối năm mà bạn đọc cần nắm rõ để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ xấu.
Mạo danh người thân để lừa tiền qua Zalo, Messenger
Trên thực tế, đây là chiêu lừa không mới, nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, thậm chí có trường hợp đã bị mất hàng trăm triệu đồng vì chiêu trò lừa đảo này.
Theo đó, những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng mã độc, phần mềm độc hại… nhằm chiếm đoạt tài khoản Facebook của người khác. Sau đó, chúng sẽ mạo danh chủ tài khoản Facebook, nhắn tin cho những người có trong danh sách bạn bè để mượn tiền.
Đối tượng Phan Huỳnh Quỳnh Như sử dụng chiêu lừa phổ biến trên Zalo để chiếm đoạt 800 triệu đồng, vừa bị công an thành phố Huế bắt giữ (Ảnh: Công an Thừa Thiên Huế).
Đáng chú ý, những kẻ lừa đảo sau khi chiếm đoạt tài khoản Facebook của người khác sẽ đọc kỹ những nội dung tin nhắn để tìm ra những người thân quen của nạn nhân, nắm bắt các mối quan hệ của người đó… giúp chúng dễ dàng thuyết phục những người khác để mượn tiền của họ.
Ngoài ra, những kẻ lừa đảo sẽ nhắm đến những gia đình có điều kiện và có người thân ở xa, sau đó tạo lập các tài khoản mạng xã hội Zalo giả danh người thân của bị hại để nhắn tin mượn tiền.
Bằng hình thức lừa đảo này, một đối tượng tại thành phố Huế đã chiếm đoạt 800 triệu đồng từ một nạn nhân. Mới đây, đối tượng này đã bị công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Trên thực tế, hình thức mạo danh người thân trên Zalo cũng như các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, WhatsApp… để nhắn tin mượn tiền là chiêu lừa không mới. Do vậy, mọi người nên đề cao cảnh giác để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo và thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện bị lừa thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Khi có người mượn tiền, hãy gọi điện trực tiếp cho họ thông qua số điện thoại, thay vì gọi điện qua Zalo hay gọi điện video. Ngoài ra, nếu người mượn tiền ở chung địa phương, hãy yêu cầu họ đến nơi gặp mặt trực tiếp nếu cần mượn tiền, thay vì liên lạc qua mạng xã hội.
Sử dụng A.I, deepfake để tạo hình ảnh, video nhằm mục đích lừa đảo, tống tiền
Deepfake là công nghệ trí tuệ nhân tạo, sử dụng kỹ thuật tổng hợp hình ảnh của một người nào đó để kết hợp và chồng hình ảnh gương mặt lên một video hoặc hình ảnh của người khác.
Deepfake sẽ trải qua một "quá trình học", dựa vào các dữ liệu đầu vào nhằm tạo ra mô hình và lựa chọn thuật toán phù hợp để liên tục xử lý và học từ các mô hình đó. Sau một thời gian "học", deepfake có thể ghép khuôn mặt với độ chính xác cao mà khó có thể nhận ra bằng mắt thường.
Một bác sĩ tại Hà Nội bị kẻ xấu ghép mặt vào hình ảnh, video bằng deepfake để tống tiền (Ảnh chụp màn hình).
Công nghệ deepfake đã từng được sử dụng để tạo ra những đoạn video giả mạo, với gương mặt của những người nổi tiếng được ghép vào các đoạn video y như thật. Thậm chí kỹ thuật này còn được sử dụng để tạo ra các bộ phim khiêu dâm với gương mặt của bất kỳ ai.
Trước đây, công nghệ deepfake thường khó sử dụng và đòi hỏi những người có trình độ kỹ thuật cao mới có thể dùng được. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công cụ xử lý, ghép video và hình ảnh tích hợp công nghệ deepfake được ra đời, cho phép mọi người có thể dễ dàng ghép mặt người khác vào những đoạn video và hình ảnh bất kỳ.
Video hoán đổi gương mặt Tom Cruise vào nhân vật Iron Man nhờ Deepfake (Video: Instagram).
Lợi dụng điều này, những kẻ lừa đảo đã sử dụng các phần mềm tích hợp deepfake để tạo ra những hình ảnh, video nhằm mạo danh người thân để vay mượn tiền qua mạng xã hội. Gần đây nhất, một người phụ nữ sống tại TPHCM đã trở thành nạn nhân của chiêu lừa đảo này và bị kẻ gian chiếm đoạt 70 triệu đồng.
Ngoài ra, những kẻ xấu còn sử dụng deepfake để tạo ra những hình ảnh, video khiêu dâm với gương mặt của người khác, sau đó gửi những hình ảnh và video cho họ để tống tiền, với lời đe dọa nếu không chịu gửi tiền sẽ phát tán những nội dung khiêu dâm này lên mạng xã hội.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Để tránh sập bẫy của kẻ gian, người dùng cần hết sức cảnh giác và luôn luôn xác thực danh tính người thân trước khi chuyển tiền, bằng cách gọi điện trực tiếp thông qua số điện thoại, thay vì gọi điện video qua Zalo hay Messenger.
Trong trường hợp bị tống tiền vì hình ảnh hoặc video giả mạo tạo ra bằng deepfake, người dùng cần phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý, xác định danh tính những kẻ lừa đảo kịp thời.
Mạo danh cơ quan chức năng để chiếm đoạt thông tin cá nhân
Những kẻ lừa đảo sẽ mạo danh cơ quan chức năng như công an, tòa án, cơ quan thuế… gọi trực tiếp đến số điện thoại của người dùng, cáo buộc họ mắc phải một lỗi nào đó như liên quan đến đường dây lừa đảo, nợ thuế thu nhập… đồng thời yêu cầu người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận.
Nhiều người nhẹ dạ cả tin sẽ cảm thấy lo lắng khi bị cơ quan chức năng "hỏi thăm", lập tức cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân của mình như họ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà riêng… những kẻ lừa đảo thậm chí còn yêu cầu nạn nhân chụp ảnh 2 mặt thẻ căn cước công dân hoặc bằng lái xe máy, sau đó gửi cho chúng qua Zalo hoặc email.
Người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân như họ, tên, địa chỉ… cho các đối tượng lạ mặt liên lạc qua điện thoại hoặc Zalo (Ảnh minh họa: Facebook).
Khi có đầy đủ thông tin cá nhân của người dùng và ảnh căn cước, những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng những thông tin này để vay tiền thông qua các ứng dụng vay tiền hoặc các tổ chức tín dụng. Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng lỗ hổng của các ứng dụng vay tiền, đó là chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại và ảnh thẻ căn cước là đã có thể vay được tiền.
Điều này sẽ khiến nạn nhân phải mang những khoản vay "trên trời rơi xuống", dù họ không hề vay tiền các tổ chức tín dụng hoặc các ứng dụng cho vay.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Để không trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này, bạn tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt ảnh chụp thẻ căn cước, ảnh chụp bằng lái xe… cho những người mà mình không quen biết, cũng như không đăng tải công khai những thông tin cá nhân lên mạng xã hội, tránh bị người khác lấy cắp và lợi dụng cho những mục đích xấu.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo bài viết của Dân trí tại đây để kiểm tra xem thông tin cá nhân của mình có bị lợi dụng để đứng tên các khoản vay tiền nào hay không.
Chiêu lừa bán thiết bị điện tử với giá rẻ để chiếm đoạt tài sản
Nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng mạnh trong dịp cuối năm và cận Tết, trong đó nhiều người thường lựa chọn mua hàng trực tuyến trên các trang thương mại điện tử hoặc trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo…
Lợi dụng điều này, nhiều kẻ lừa đảo đã thực hiện hành vi rao bán các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, laptop… với mức giá rẻ hơn so với thị trường. Những kẻ này sẽ quảng cáo sản phẩm của mình là "xách tay" từ nước ngoài nên được miễn thuế, hoặc sản phẩm dành riêng cho nhân viên, nên có giá bán rẻ hơn thị trường nhằm thuyết phục người dùng.
Nhiều lời chào mời mua hàng với giá rẻ trên mạng xã hội, có thể khiến nhiều người bị mắc lừa (Ảnh chụp màn hình).
Thông thường, những kẻ lừa đảo này sẽ yêu cầu người dùng trả tiền trước để được hưởng các ưu đãi như miễn phí ship hoặc được tặng thêm quà…
Khi người dùng đặt mua những sản phẩm này, các đối tượng lừa đảo sẽ gửi những loại hàng nhái, hàng giả không đúng như quảng cáo, với giá trị thấp hơn rất nhiều so với số tiền mà người dùng đã bỏ ra để mua sản phẩm.
Đôi khi, những kẻ lừa đảo còn tinh vi đến mức giả làm người giao hàng để nhận tiền trực tiếp từ người mua, rồi nhanh chóng rời đi ngay sau khi nhận tiền mà không để người mua kịp kiểm tra hàng.
Thậm chí, những kẻ lừa đảo sẽ "ôm" tiền mà không gửi bất kỳ sản phẩm nào cho người mua.
Lúc nhận ra mình bị lừa, người dùng sẽ liên lạc lại với phía người bán, nhưng mọi kênh liên lạc đều đã bị chặn, từ Facebook đến Zalo, số điện thoại… Lúc này, nạn nhân sẽ rơi vào bế tắc vì không có cách nào để giải quyết do không còn liên hệ được với người bán, trong khi tiền thì đã thanh toán.
Cần làm gì để tránh trò lừa đảo này?
Để tránh kiểu lừa đảo này, người dùng nên đặt mua sản phẩm tại những hệ thống lớn và uy tín hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử lớn, đồng thời xem kỹ đánh giá về người bán trước khi mua hàng.
Hiện các sàn thương mại điện tử có những cách khác nhau để ngăn chặn tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng, như cho phép người dùng trả lại sản phẩm rồi hoàn tiền; giữ tiền thanh toán một thời gian trước khi chuyển cho phía người bán đề phòng trường hợp người mua khiếu nại và trả lại hàng do không nhận đúng sản phẩm…
Ngoài ra, người mua cũng nên kiểm tra hàng ngay khi nhận và chỉ trả tiền khi đã nhận đúng sản phẩm mình đặt mua, tránh chuyển tiền trả trước rồi mới nhận hàng. Để đề phòng, người dùng cũng nên quay video lại quá trình mình mở hộp đựng sản phẩm để có thể khiếu nại nếu cần.
Lời kết
Trên đây là một vài chiêu trò lừa đảo tinh vi được nhiều kẻ xấu lợi dụng để thực hiện trong thời điểm cuối năm, bạn đọc nên nắm rõ để không trở thành nạn nhân, tránh trường hợp vừa mất tiền vừa khiến tâm lý trở nên không thoải mái khi năm mới đang đến gần.
Đăng thảo luận