Tham dự Lễ kỷ niệm có Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, các cơ quan, đơn vị và thân nhân gia đình đồng chí Lý Tự Trọng
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024)Trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng tự hào nêu bật cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.
Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng trình bày diễn văn tại lễ kỷ niệmLý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914 tại tỉnh Nakhon Phanom, Vương quốc Thái Lan. Cha của Lý Tự Trọng là ông Lê Hữu Đạt, quê xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà; mẹ là bà Nguyễn Thị Sờm quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Những năm đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đô hộ, đàn áp các nước Đông Dương, gia đình của Lý Tự Trọng không cam chịu cảnh áp bức, bóc lột đã vượt núi cao Trường Sơn, băng qua Sông Mê Kông đến đất Thái Lan kiếm sống và tham gia các hoạt động yêu nước.
Chương trình nghệ thuật khắc họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Lý Tự TrọngQúa trình hoạt động cách mạng, Lý Tự Trọng đã có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, nhất là vận động, tập hợp thanh niên vùng lên đấu tranh và từng bị kẻ thù giam giữ, tra tấn. Câu nói bất hủ “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”. Câu nói đó đã thắp lên ngọn lửa thôi thúc bao thế hệ thanh niên cùng nhau đứng lên đấu tranh, giành độc lập, tự do cho dân tộc; trở thành biểu tượng cao đẹp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Tự hào là quê hương của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên và bao bậc tiền bối; nhân dân, cán bộ, đảng viên, tuổi trẻ Hà Tĩnh qua các thời kỳ đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp dựng xây đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, giành kết quả toàn diện, nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, đảm bảo QPAN.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà bày tỏ niềm xúc động, thành kính, biết ơn sâu sắc đồng chí Lý Tự Trọng, biểu tượng bất diệt về lòng yêu nước nồng nàn của thanh niên Việt Nam. Cuộc đời và sự hy sinh anh dũng của Anh hùng Lý Tự Trọng là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí và bản lĩnh cách mạng kiên cường để lớp lớp Thanh niên Việt Nam noi theo.
Lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí, sự hy sinh cao cả của đồng chí Lý Tự TrọngLịch sử và dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi nhớ, tự hào về ý chí quật cường, sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha ông, của người đoàn viên Lý Tự Trọng với những "Thiên anh hùng ca bất diệt" để giành lại hoà bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc ta, non sông, đất nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, con đường cách mạng trong thời đại mới là cuộc cách mạng đổi mới sáng tạo, trí tuệ, khoa học công nghệ và hội nhập, phát triển bền vững. Ngọn cờ tiên phong để dân tộc tiến vào kỷ nguyên mới được trao cho thế hệ trẻ, những người với khát vọng, hoài bão vươn lên làm chủ tri thức và công nghệ mới. Tin tưởng, thế hệ trẻ hôm nay và mai sau sẽ tiếp bước tinh thần cách mạng của anh Lý Tự Trọng, trau dồi, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.
Chương trình nghệ thuật "Lý Tự Trọng- Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên" Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Tuổi nhỏ hoài bão lớn; Đường cách mạng và Sáng mãi tên anhTại Lễ kỷ niệm, các đại biểu đã thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc “Lý Tự Trọng- Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên”, gồm 3 chương: Tuổi nhỏ hoài bão lớn; Đường cách mạng và Sáng mãi tên anh.
Trong đó, chương 1 và chương 2 khắc họa thời gian gia đình Lý Tự Trọng cùng người dân rời quê hương sang Thái Lan sinh sống. Sau đó Lý Tự Trọng sang Trung Quốc học tập, hoạt động trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và sự hy sinh anh dũng của đồng chí Lý Tự Trọng khi về Việt Nam. Chương 3 phản ánh tiếp nối tinh thần, ý chí, lý tưởng cách mạng đồng chí Lý Tự Trọng của thanh niên Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đăng thảo luận