ẤN ĐỘ - Nhiều kẻ mạo danh làm trong ngành y để tạo uy tín với các nạn nhân, nhằm lừa đảo tiền bạc.

Lừa đảo trực tuyến đang ngày càng gia tăng với đủ các thủ đoạn tinh vi, ngay cả những người trẻ, có tri thức vẫn có thể mắc bẫy. Kẻ gian không chỉ dụ dỗ mọi người bằng lợi nhuận tiền bạc mà còn tấn công vào cảm xúc cá nhân. Một số kẻ xảo trá tìm mọi cách kết nối với đối tượng mục tiêu, xây dựng quan hệ tình cảm để vay mượn tiền của họ. 

Mới đây, một nữ bác sĩ sống ở Mumbai (Ấn Độ) đã mất trắng hơn 33.000 USD (800 triệu đồng) cho một kẻ giả mạo bác sĩ phẫu thuật ung thư người Ireland trên LinkedIn.

Từ tháng 6/2023, nữ bác sĩ được gã đàn ông tiếp cận trên LinkedIn. Kẻ lừa đảo giới thiệu mình là Jose Fernandes, bác sĩ phẫu thuật ung thư đã ly hôn hiện sống ở Ireland. 

Nữ bác sĩ bị phẫu thuật viên rởm lừa đảo, mất trắng khoảng 800 triệu đồng  第1张 Mối quan hệ qua mạng khiến nữ bác sĩ mất khoản tiền lớn. Ảnh minh họa: AI

Theo India Today, trong 1 năm qua, 2 người thường xuyên trò chuyện qua lại trên WhatsApp. Fernandes kể mình là cha đơn thân đang chăm sóc con 7 tuổi. Điều này khiến nữ bác sĩ cảm thấy gần gũi do cô cũng là mẹ đơn thân. 

Sau nhiều tháng xây dựng lòng tin, Fernandes bắt đầu giăng bẫy để lừa đảo nạn nhân. Một ngày, hắn thông báo với nữ bác sĩ rằng hắn bị các viên chức hải quan giam giữ tại sân bay quốc tế Delhi (Ấn Độ) vì sở hữu ngoại tệ không khai báo trị giá 9.600 USD (236 triệu đồng).  

Để câu chuyện trở nên đáng tin hơn, một đồng phạm đóng giả làm nhân viên hải quan liên lạc với nữ bác sĩ, xác nhận mọi việc. Hai kẻ lừa đảo không ngừng đưa ra những lời lẽ làm tình hình có vẻ cấp bách hơn. Theo đó, Fernandes phải nộp phạt và cần nữ bác sĩ giúp đỡ.

Người phụ nữ đã chuyển tổng cộng 33.000 USD (800 triệu đồng) vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau theo yêu cầu của kẻ lừa đảo và đồng phạm. Fernandes liên tục thuyết phục cô về sự cần thiết và tính hợp pháp của các khoản thanh toán. Chỉ sau khi hết sạch tiền, nạn nhân mới nhận ra mình đã bị lừa và đến cảnh sát trình báo.

Sự việc trên cảnh báo mọi người cần thận trọng hơn khi tương tác với các đối tượng quen trên mạng. Những kẻ lừa đảo thường lấy ảnh của người khác có vẻ ngoài sáng sủa, đáng tin cậy với nghề nghiệp được nhiều người tôn trọng, đặc biệt là bác sĩ. 

Sau đây là một số lời khuyên bảo vệ bạn khỏi những cạm bẫy: 

- Luôn xác minh danh tính của những cá nhân mà bạn tương tác trực tuyến. Kiểm tra chéo thông tin chi tiết của họ qua nhiều nguồn trước khi chia sẻ thông tin của mình. 

- Hãy thận trọng với các yêu cầu về tiền bạc hoặc thông tin cá nhân, đặc biệt từ những người mà bạn chưa từng gặp trực tiếp.

- Kết nối thông qua các kênh liên lạc chính thức và an toàn cho những cuộc trò chuyện nhạy cảm. Tránh thảo luận về vấn đề cá nhân hoặc tài chính trên các nền tảng không an toàn.

- Hãy báo cho cơ quan chức năng về những nhân vật đáng ngờ trên mạng. Điều này không chỉ giúp bạn mà còn tránh cho người khác rơi vào cạm bẫy tương tự.

Nữ bác sĩ bị phẫu thuật viên rởm lừa đảo, mất trắng khoảng 800 triệu đồng  第2张

Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo có fanpage ghép hình, giả mạo bác sĩ trưởng khoa

Không chỉ mạo danh tên bệnh viện, fanpage còn cắt ghép hình ảnh với nội dung tự nhận là trưởng khoa thẩm mỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy để lừa đảo người dân. Nữ bác sĩ bị phẫu thuật viên rởm lừa đảo, mất trắng khoảng 800 triệu đồng  第3张

Hành trình kỳ lạ của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giúp tội phạm hoàn lương

CANADA- Bác sĩ Edward Lewison cho rằng sẹo và dị tật khuôn mặt khiến một số người trở thành những kẻ bị xã hội ruồng bỏ và đẩy họ vào con đường phạm tội. Nữ bác sĩ bị phẫu thuật viên rởm lừa đảo, mất trắng khoảng 800 triệu đồng  第4张

Số phận của tội phạm có 7 khuôn mặt, liên tục phẫu thuật để lẩn trốn suốt 15 năm

NHẬT BẢN - Sau khi giết người cướp của, Fukuda không ngừng phẫu thuật thẩm mỹ để trốn tránh pháp luật. Nữ sát nhân được gọi tên là "người phụ nữ có 7 khuôn mặt".