Sau nhiều vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người nhập viện, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng đẩy mạnh tuyên truyền là biện pháp tốt nhất.

Từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với quy mô lớn. Điển hình như 153 người ở Sóc Trăng ngộ độc sau khi ăn bánh mì, patê, chả giò vào tháng 3. Các cơ quan chức năng xác định nguyên do nhiễm Salmonella trong thịt nguội ăn kèm bánh mì.

Cũng trong tháng 3 năm nay, 368 người phải nhập viện sau khi ăn cơm gà tại một quán ăn ở Nha Trang, Khánh Hòa. Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây ngộ độc là vi khuẩn Salmonella trong thịt gà.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, hơn 550 người ở Long Khánh, Đồng Nai phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại 1 cơ sở kinh doanh không giấy phép trên địa bàn. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella và một số vi khuẩn khác trong thịt lợn và pate ăn kèm bánh mì. 

Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm  第1张 Bệnh nhân ngộ độc theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai. 

Tháng 5, 438 công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu sau bữa ăn tại bếp ăn tập thể của công ty. Nguyên nhân ngộ độc được xác định do loại vi khuẩn hiếu khí rất khó gặp, nghi có trong món canh chua.

Tháng 8, 150 công nhân tại cụm Công nghiệp Hoàng Xá, Phú Thọ đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do chất histamin với hàm lượng cao (3806 mg/kg) có trong món cá kho trong bữa ăn.

Qua những vụ ngộ độc thực phẩm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng những vụ việc trên xảy ra đều do vi sinh vật, gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong thấp hơn ngộ độc hóa chất, độc chất. Nếu nguyên nhân từ hóa chất thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng hơn rất nhiều. 

Các vụ ngộ độc đều xảy ra với quy mô hàng trăm người có xu hướng tăng, bác sĩ Nguyên cho biết do 2 yếu tố:

Thứ nhất, yếu tố khách quan là thời tiết, khí hậu nước ta nóng khiến vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, Việt Nam trong xu hướng phát triển mở cửa, người dân chuyển dịch bữa ăn từ gia đình ra ngoài cộng đồng như ăn sáng ở quán, bữa ăn bán trú, bếp ăn tập thể.

Thứ hai, yếu tố chủ quan là trách nhiệm của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý.

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết hiện nay theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15 của Chính phủ có 3 cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm gồm Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Ông Tuyên cho rằng để làm tốt công tác an toàn thực phẩm cần triển khai tốt Luật An toàn thực phẩm và đảm bảo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các cấp ủy chính quyền về vai trò giám sát. Tuyên truyền cho người dân đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 

Thời gian qua, các vụ ngộ độc đều liên quan tới bếp ăn tập thể, thực phẩm đường phố vì vậy, các địa phương phải tăng cường kiểm tra giám sát các khu vực này. Theo ông Tuyên, cần thanh tra, giám sát chặt chẽ trên địa bàn từ khâu nuôi trồng, thu hái, chế biến, sử dụng.

Khi có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, lĩnh vực như nuôi trồng do ngành nông nghiệp, lưu thông trên thị trường do ngành công thương, kiểm định trước khi sử dụng, cơ sở sản xuất và chế biến do cơ quan y tế, chắc chắn ngộ độc thực phẩm sẽ giảm.

Thứ trưởng Bộ Y tế còn nhấn mạnh mỗi người hãy thực hiện ăn chín uống sôi, không mua thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn đường phố chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 55 vụ ngộ độc thực phẩm, 6 người tử vong, 2.397 người phải nhập viện. Nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở 1 trong nhiều khâu, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, bày bán thực phẩm tới tay người tiêu dùng. Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm  第2张

Khuyến cáo đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Các loại thực phẩm do người dân, tổ chức tự chế biến, hút chân không để vận chuyển đi cứu trợ đồng bào lũ lụt vẫn có thể nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm  第3张

Một lỗi sai khi dùng nồi chiên không dầu có thể dẫn tới ngộ độc

Nồi chiên không dầu được đánh giá có nhiều ưu điểm nhưng nếu bạn không vệ sinh giữa các lần dùng sẽ có nguy cơ làm lây lan vi khuẩn. Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm  第4张

Vợ chồng chủ nhà và 2 khách đi cấp cứu sau bữa ăn tối 30 phút

Sau bữa tối với món nấm xào, cả 5 người đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói và 4 người phải nhập viện cấp cứu.